|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến tranh tiền tệ (Currency war) là gì? Nội dung và tác động

09:39 | 30/10/2019
Chia sẻ
Chiến tranh tiền tệ (tiếng Anh: Currency war) đề cập đến một tình huống mà một số quốc gia cố tình làm mất giá trị của đồng nội tệ để kích thích nền kinh tế của quốc gia đó.
Thiết kế không tên

Hình minh họa. Nguồn: The Balance

Chiến tranh tiền tệ (Currency war)

Định nghĩa

Chiến tranh tiền tệ trong tiếng Anh là Currency war. Chiến tranh tiền tệ đề cập đến một tình huống mà một số quốc gia cố tình làm mất giá trị của đồng nội tệ để kích thích nền kinh tế của quốc gia đó.

Mặc dù sự giảm giá hay phá giá tiền tệ là một hiện tượng phổ biến trong thị trường ngoại hối, dấu hiệu của một cuộc chiến tranh tiền tệ là hàng loạt các quốc gia đồng thời tham gia vào nỗ lực làm giảm giá trị tiền tệ của họ cùng một lúc.

Nội dung

- Một cuộc chiến tiền tệ còn được biết đến bởi thuật ngữ ít đe dọa hơn là "phá giá cạnh tranh".

- Trong thời đại tỉ giá hối đoái thả nổi hiện nay, nơi các giá trị tiền tệ được xác định bởi các lực lượng thị trường, tiền tệ thường được ngân hàng trung ương của một quốc gia thiết kế thông qua các chính sách kinh tế có thể buộc đồng tiền giảm, như giảm lãi suất hoặc ngày càng giảm nới lỏng định lượng (QE).

- Điều này chỉ ra sự phức tạp hơn so với các cuộc chiến tiền tệ của nhiều thập kỉ trước, khi tỉ giá hối đoái cố định phổ biến hơn và một quốc gia có thể phá giá đồng tiền của mình bằng cách đơn giản là hạ thấp cái chốt (peg) mà tiền tệ được cố định.

Tác động tiêu cực của một cuộc chiến tiền tệ

- Phá giá tiền tệ không phải là thuốc chữa bách bệnh cho mọi vấn đề kinh tế. Brazil là một trường hợp điển hình.

- Đồng Real của Brazil đã giảm 48% kể từ năm 2011, nhưng sự mất giá mạnh của đồng tiền đã không thể bù đắp cho các vấn đề khác như giảm giá dầu thô và hàng hóa, các bê bối tham nhũng ngày càng mở rộng. Do đó, nền kinh tế Brazil được IMF dự báo sẽ thu hẹp 1% trong năm 2015, sau khi hầu như không tăng trưởng trong năm 2014.

Vậy những tác động tiêu cực của một cuộc chiến tiền tệ là gì?

- Mất giá tiền tệ có thể làm giảm năng suất trong dài hạn, vì nhập khẩu thiết bị và máy móc trở nên quá đắt đối với các doanh nghiệp địa phương. Nếu sự mất giá của tiền tệ không đi kèm với cải cách cơ cấu thực sự, năng suất cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng.

- Mức độ mất giá của tiền tệ có thể lớn hơn mức mong muốn, cuối cùng có thể gây ra lạm phát gia tăng và dòng vốn chảy ra.

- Một cuộc chiến tiền tệ có thể dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ lớn hơn và dựng lên các rào cản thương mại, sẽ cản trở thương mại toàn cầu.

- Phá giá cạnh tranh có thể gây ra sự gia tăng biến động tiền tệ, dẫn đến chi phí phòng ngừa rủi ro cao hơn cho các công ty và có thể ngăn cản đầu tư nước ngoài.

(Tài liệu tham khảo: What Is A Currency War And How Does It Work?, Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Lan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.