|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance - OFB) là gì?

12:10 | 03/09/2019
Chia sẻ
Cán cân bù đắp chính thức (tiếng Anh: Official Financing Balance, kí hiệu: OFB) là một dạng cân đối tài khoản kế toán để tổng các mục bên nợ và bên có trong cán cân thanh toán quốc tế phải bằng nhau để có số dư bằng 0.
Current Balance (2)

Hình minh họa

Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance - OFB)

Định nghĩa

Cán cân bù đắp chính thức trong tiếng Anh là Official Financing Balance, kí hiệu là OFB.

Cán cân bù đắp chính thức là một dạng cân đối tài khoản kế toán để tổng các mục bên nợ và bên có trong cán cân thanh toán quốc tế phải bằng nhau để có số dư bằng 0. 

Vì vậy số dư của cán cân bù đắp chính thức bằng với số dư của cán cân tổng thể nhưng ngược chiều.

Các thuật ngữ liên quan

Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payments, viết tắt: BOP) là bảng ghi chép phản ánh tổng hợp tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú của quốc gia cho từng khoảng thời gian nhất định.

Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm 5 nội dung chính, được gọi là 5 hạng mục, bao gồm:

- Cán cân vãng lai hay Tài khoản vãng lai (Current Balance, Current Account - CA)

- Cán cân vốn và tài chính (Capital and financial account - KA)

- Cán cân tổng thể (Overall Balance - OB)

- Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance - OFB)

- Lỗi và sai sót (Omission and Mistake - OM)

Nội dung

- Về nguyên tắc, cán cân thanh toán quốc tế luôn cân bằng, nghĩa là tổng các hạng mục bên nợ và bên có trong cán cân thanh toán quốc tế bằng nhau, số dư của OFB luôn bằng số dư của OB nhưng ngược chiều nhau. Tức là:

OFB = - OB hay OFB + OB = 0

Vì có lỗi và sai sót nên

OFB = - OB ± OM

- Cán cân bù đắp chính thức gồm:

+ Dự trữ ngoại hối của quốc gia

+ Các khoản ngoại hối vay IMF và các ngân hàng trung ương khác;

+ Thay đổi dự trữ ngoại hối từ khoản vay của IMF và của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của các quốc gia lập cán cân thanh toán quốc tế.

*IMF (International Monetary Fund): Quĩ tiền tệ Quốc tế

Ý nghĩa 

Khi OFB thặng dư sẽ làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, ngược lại, khi thâm hụt sẽ làm giảm dự trữ ngoại hối.

Trong trường hợp thâm hụt, quốc gia đó có thể sử dụng quyền rút vốn đặc biệt tại IMF hoặc vay các ngân hàng trung ương khác để thanh toán hay có dàn xếp những cách bù đắp đặc biệt, như thu xếp dãn nợ, xóa nợ...

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Tài chính)

Minh Lan