|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính sách làm hại láng giềng (Beggar-Thy-Neighbor) là gì?

00:21 | 27/10/2019
Chia sẻ
Chính sách làm hại láng giềng (tiếng Anh: Beggar-Thy-Neighbor) là hành động đơn phương của một nước nhằm theo đuổi lợi ích riêng của mình trong thương mại quốc tế, cho dù điều này có ảnh hưởng tiêu cực đối với vị thế của các nước khác.
Beggar-Thy-neighbor-1

Hình minh họa

Chính sách làm hại láng giềng (Beggar-Thy-Neighbor)

Định nghĩa

Chính sách làm hại láng giềng trong tiếng Anh là Beggar-Thy-NeighborChính sách làm hại láng giềng là hành động đơn phương của một nước nhằm theo đuổi lợi ích riêng của mình trong thương mại quốc tế, cho dù điều này có ảnh hưởng tiêu cực đối với vị thế của các nước khác.

Đặc trưng

- Chính sách làm hại láng giềng thường đề cập đến chính sách thương mại quốc tế có lợi cho quốc gia ban hành nó, đồng thời gây tổn hại cho các nước láng giềng hoặc đối tác thương mại.

- Chủ nghĩa bảo hộ thường được xem là một ví dụ chính của các chính sách nhằm tăng cường nền kinh tế trong nước, nhưng có thể tác động tiêu cực đến các đối tác thương mại.

- Chính sách làm hại láng giềng ra đời được xem như một giải pháp cho khủng hoảng trong nước và tỉ lệ thất nghiệp cao. Ý tưởng cốt lõi là tăng nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, từ đó thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước và hạn chế tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu.

- Chính sách làm hại láng giềng ra đời như một giải pháp để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế, do đó thông thường, các chính sách làm hại láng giềng không nhằm mục đích ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia khác; đúng hơn, đó là một tác dụng phụ của các chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước và khả năng cạnh tranh của một quốc gia.

- Chính sách làm hại láng giềng thường đạt được hiệu quả với một số loại rào cản thương mại như thuế quanhạn ngạch - hoặc phá giá cạnh tranh.

Ví dụ

- Một nước quyết định đánh thuế vào hàng nhập khẩu từ các nước khác để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Nguy cơ của chính sách này là các nước khác có thể trả đũa bằng cách áp dụng thuế quan cao hơn đối với hàng xuất khẩu của nước đó. Các tổ chức quốc tế được thành lập để điều tiết chính sách thương mại và hối đoái của các nước, nhằm tránh những trường hợp đối đầu như thế.

- Chiến tranh tiền tệ cũng là một ví dụ điển hình của chính sách làm hại láng giềng vì một quốc gia đang cố gắng đạt được lợi thế kinh tế mà không xem xét các tác động xấu mà nó có thể gây ra cho các quốc gia khác.

(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Beggar-Thy-Neighbor, Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Lan