|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược ăn miếng trả miếng (Tit for Tat strategy) là gì?

00:06 | 11/10/2019
Chia sẻ
Chiến lược ăn miếng trả miếng (tiếng Anh: Tit for Tat strategy) là chiến lược lặp lại trong đó người chơi phản ứng lại trò chơi trước đó của đối thủ, hợp tác với đối thủ muốn hợp tác và trả đũa những ai không muốn hợp tác.
Page-5

Hình minh họa. Nguồn: Nepali Times

Chiến lược ăn miếng trả miếng (Tit for Tat strategy)

Định nghĩa

Chiến lược ăn miếng trả miếng trong tiếng Anh là Tit for Tat strategyChiến lược ăn miếng trả miếng là chiến lược lặp lại trong đó người chơi phản ứng lại lượt chơi trước đó của đối thủ, hợp tác với đối thủ muốn hợp tác và trả đũa những ai không muốn hợp tác.

Thuật ngữ liên quan

Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù (The Prisoner's Dilemma) là một bài toán điển hình trong lí thuyết trò chơi mô tả sự tiến thoái lưỡng nan của những người tham gia vào một trò chơi phụ thuộc lẫn nhau trong việc lựa chọn giữa hợp tác (cấu kết) hay bất hợp tác.

Bản chất và đặc trưng của chiến lược ăn miếng trả miếng

- Tit for tat là một chiến lược lí thuyết trò chơi tuân theo ma trận hoàn trả giống như thế tiến thoái lưỡng nan của người tù.

- Chiến lược ăn miếng trả miếng được giới thiệu và phát triển bởi Anatol Rapoport.

- Trong chiến lược ăn miếng trả miếng, mỗi người chơi vào thế tiến thoái lưỡng nan của người tù, hành động lặp đi lặp lại phù hợp với lượt trước của đối thủ. Chiến lược này luôn bắt. Nếu bị khiêu khích, người chơi sau đó sẽ phản ứng lại bằng cách trả thù; nếu không bị khiêu khích, người chơi sẽ hợp tác.

Nói theo cách đơn giản Chiến lược ăn miếng trả miếng luôn bắt đầu bằng sự hợp tác, sau đó sẽ làm theo đối thủ trong các bước sau, nếu đối thủ hợp tác thì mình sẽ hợp tác, nếu đối thủ "phản bội" thì mình sẽ trả đũa.

Ý nghĩa

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của người tù là một kịch bản kinh tế nổi tiếng được sử dụng để giải thích lĩnh vực khoa học xã hội. Nó giúp mọi người thấy sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh, chính trị và các thiết lập xã hội nói chung.

Trong phiên bản truyền thống của trò chơi, hai tù nhân bị bắt và đưa ra một tình huống khó xử. Nếu cả hai cùng thú nhận, mỗi người chịu hình phạt là năm năm. Nếu tù nhân thứ nhất thú nhận và tù nhân thứ hai không thú nhận, tù nhân thứ hai phục vụ bảy năm và tù nhân thứ nhất sẽ được miễn tội. Nếu cả hai người không thú nhận, mỗi người ngồi tù vụ ba năm.

Chiến lược ăn miếng trả miếng là bắt đầu bằng sự hợp tác và không thú nhận, giả sử các tác nhân khác làm theo.

Suy cho cùng chiến lược ăn miếng trả miếng là một chiến thuật đẹp, nó bắt đầu bằng sự hợp tác, và chỉ "phản ứng lại" nếu đối thủ không hợp tác. Vì hành động diễn ra liên tiếp nên người chơi có thể phản ứng lại ngay và trừng phạt đối thủ.

Ví dụ

Hai nền kinh tế cạnh tranh có thể sử dụng chiến lược ăn miếng trả miếng để cả hai nước tham gia đều có lợi.

Một nền kinh tế bắt đầu sự hợp tác bằng cách không áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế kia.

Ý tưởng của chiến lược ăn miếng trả miếng trong trường hợp này là nền kinh tế thứ hai hợp tác bằng cách chọn không áp dụng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thứ nhất.

Trong trường hợp nền kinh tế thứ hai phản ứng lại bằng cách áp dụng thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thứ nhất, thì nền kinh tế thứ nhất sẽ trả đũa bằng cách thực hiện thuế quan đối với hàng hóa của nước bạn để ngăn chặn hành vi đó.

(Tài liệu tham khảo: Tit for Tat, Investopedia)

Minh Lan