Đại diện VKSND Hà Nội đề nghị mức án 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh án chung thân. Các bị cáo khác bị đề nghị 30 tháng cho đến 28 năm tù.
Trước đó, tại phiên toà, hầu hết bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, bị cáo Đinh La Thăng và bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận trách nhiệm như cáo buộc.
Viện kiểm soát Nhân dân Tối cao cáo buộc, bị cáo Đinh La Thăng đã có hành vi phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gâu hậu quả nghiêm trọng mức phạt đề nghị 14 - 15 năm tù giam, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị mức án chung thân cho cả hai tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gâu hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.
Đại diện PVC cho biết, tính đến ngày 13/9/2016 đã thu hồi được 1.240 tỷ đồng, nghĩa là khoản thu hồi lớn hơn con số 1.115 tỷ mà Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đã đầu tư sai mục đích.
"Tất cả quyết định của lãnh đạo, ban giám đốc, HĐTV… nếu không đúng pháp luật, người thực hiện có quyền không làm. Nếu lãnh đạo vẫn yêu cầu cấp dưới làm thì phải có văn bản bảo lưu”, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định tại phần trả lời của mình.
Trong phiên xét xử ngày 10/1, các bị cáo liên quan đến vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVC liên tục bị luật sư truy vấn, đáng chú ý các bị cáo đều phủ nhận hành vi tham ô với mục đích tiêu sài cá nhân.
Bị cáo Vũ Huy Quang (Nguyên Tổng giám đốc PV Power) trước khi ký hợp đồng EPC 33 đã biết không đủ điều kiện nên báo cáo Tập đoàn bằng 3 văn bản nêu chi tiết các vấn đề.
Trong phiên xét xử sáng 10/1, luật sư Phạm Công Hùng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh) liên tục truy vấn giám định viên về cách tính thiệt hại tại vụ án, giám định viên cho biết cách tính toán được áp dụng hợp lý, có tình có lý.
Mặc dù khẳng định việc chỉ định cho PVC thầu dự án NMNĐ Thái Bình 2 là chủ trương đúng, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên bị cáo Thăng cũng thừa nhận trách nhiệm của mình với vai trò là người đứng đầu tập đoàn PVN...
Trong phiên xét xử chiều 9/1, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cương quyết phủ nhận việc tham ô 4 tỷ đồng như cáo trạng nêu, bị cáo chỉ ra những tình tiết như cáo trạng nêu là không đúng sự thực.
Chiều 9/1, cơ quan công tố nói quá trình thẩm vấn nhiều bị cáo thừa nhận trách nhiệm, ông Thăng đã không làm được điều đó. Bị cáo Thăng đã phủ nhận điều này.
Cổ phiếu tăng trần nhiều phiên liên tiếp từ cuối năm 2017 đến nay. Đầu năm 2018, KPF có Chủ tịch HĐQT, trước đó gom mạnh cổ phiếu trong khoảng thời gian này.
Khi bị hỏi tại sao lại chỉ định PVC làm tổng thầu, bị cáo Đinh La Thăng khai việc chỉ định PVC xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển Tập đoàn dầu khí Việt Nam đến năm 2015, đến 2025 đưa dầu khí thành tập đoàn kinh tế mạnh.
Tại phần khai báo của mình, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho biết: “Bản thân bị cáo lúc đó biết rõ PVC cũng chưa đủ điều kiện nhưng thực tế cả nước cũng chỉ có PVC và Lilama làm được. Lúc đó PVC cũng từng liên kết với Lilama thực hiện các dự án vượt tiến độ và rất thành công”.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh và Nguyễn Xuân Sơn - hai nguyên Phó TGĐ PVN, cho biết đã nhận thấy vấn đề của hợp đồng EPC số 33. Các bị cáo khác khai thực hiện hành vi sai phạm do nhận mệnh lệnh chỉ đạo, sức ép từ cấp trên…
Chiều 8/1, sau khi bản cáo trạng dài 44 trang được VKSND Hà Nội công bố, HĐXX chuyển qua phần xét hỏi các bị cáo về hợp đồng EPC số 33. Bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh được cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn giải về phòng cách lý.
Trong phiên xét xử, bị cáo Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng giám đốc PVC khai ký hợp đồng EPC 33 nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho PVC, trong khi bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên phó Chủ tịch HĐQT PVC) khai không biết và không được tham gia thảo luận về hợp đồng này.
Một nhóm cổ đông nắm trên 5% vốn tại Eximbank đã có kiến nghị miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT với ông Nguyễn Hồ Nam, cựu Chủ tịch Bamboo Capital, và bà Lương Thị Cẩm Tú, người từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT tại ngân hàng này.