|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Xét xử Đinh La Thăng chiều 8/1: Nguyễn Xuân Sơn nhận thức mệnh lệnh thực hiện hợp đồng EPC số 33 có vấn đề

22:04 | 08/01/2018
Chia sẻ
Chiều 8/1, sau khi bản cáo trạng dài 44 trang được VKSND Hà Nội công bố, HĐXX chuyển qua phần xét hỏi các bị cáo về hợp đồng EPC số 33. Bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh được cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn giải về phòng cách lý.
xet xu dinh la thang chieu 81 nguyen xuan son nhan thuc menh lenh thuc hien hop dong epc so 33 co van de Vụ xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm được truyền thông quốc tế quan tâm
xet xu dinh la thang chieu 81 nguyen xuan son nhan thuc menh lenh thuc hien hop dong epc so 33 co van de Bị cáo Vũ Đức Thuận: 'Ký hợp đồng EPC 33 nhằm tạo công ăn việc làm cho PVC'

"Hoàn cảnh lúc đó như một con tàu đắm cố vớt lên được tí nào thì vớt"

Theo cáo trạng, quá trình thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, ông Vũ Đức Thuận (Nguyên Tổng giám đốc PVC) là người ký Hợp đồng EPC số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, hơn 1.300 tỷ đồng trái quy định và tham gia quyết định sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng sai mục đích, không đưa vào dự án, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Sau phần khai của bị cáo Vũ Đức Thuận và bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, đến lượt bị cáo Trương Quốc Dũng (Nguyên Phó TGĐ Công ty PVC) cho biết: "bị cáo bị áp lực chỉ đạo của các anh cũng lại chưa nắm rõ được công việc. Bị cáo nhận thức được hành vi của mình là sai, vừa áp lực, tuổi trẻ mới lên".

Ông Dũng cho hay, lúc chuyển đi ông Nguyễn Mạnh Tiến - Nguyên Phó TGĐ PVC không có bất kỳ biên bản bàn giao hay bất kể cái gì. Do đó Dũng không biết ông Tiến chuyển lúc nào. Quyết định 3476 Dũng ký, lúc đó Dũng về được 10 ngày và ông Thanh và ông Thuận có nghị quyết của HĐQT".

Khi được hỏi về nhận thức của hành động, bị cáo Dũng nói rằng: “vì nhiệt tình tuổi trẻ, công ty khó khăn, vì chỉ đạo chủ quan, bị cáo đã để xảy ra sự việc, bị cáo thực sự rất hối hận vì đã xảy ra sự việc đau lòng. Có 2 tờ trình của tổng giám đốc là anh Tiến và anh Minh có trong biên bản giao ban rồi, bị cáo làm theo thôi. Lúc đó anh Minh đang làm ở vũng Áng".

HĐXX: Trong các cuộc họp giao ban, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo bị cáo?

Bị cáo Dũng cho biết, chắc chắn là trong các cuộc họp là có.

Bị cáo rất cẩn thận, để lại mười mấy ngày rồi nhưng… Theo báo cáo việc chỉ đạo góp vốn, hoàn cảnh lúc đó như một con tàu đắm cố vớt lên được tí nào thì vớt. Bị cáo nhận thức được con tàu đang đắm.

Hợp đồng 33 không có cơ sở thực hiện và tạm ứng

Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (Nguyên Phó TGĐ PVN) khai, trách nhiệm của bị cáo được giao nhiệm vụ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn phụ trách mảng tài chính kế toán của dự án. Nghị quyết do ông Đinh La thăng ký lựa chọn nhà thầu, việc của bị cáo là đôn đốc đẩy nhanh tiến độ ký kết hợp đồng.

HĐXX: Theo bị cáo nghị quyết HĐTV chỉ đạo ký hợp đồng 33 thì bị cáo thấy thế nào?

Bị cáo Khánh khai, Hợp đồng 33 chưa được HĐTV PV Power phê duyệt, nội dung dài, không có các điều khoản chi tiết thực hiện hợp đồng, không có những điều khoản liên quan tới thanh toán, tạm ứng hợp đồng. Hợp đồng này không có cơ sở để thực hiện cũng như không có cơ sở tạm ứng được.

HĐXX: Vậy tại sao bị cáo lại ký kết?

Bị cáo Khánh khai, ban đầu báo cáo có đủ nhưng sau đó ông Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp yêu cầu rà soát ký lại hợp đồng này. Lý do chủ đầu tư đã chuyển về PVN nên bắt buộc phải chuyển đổi. Theo Khánh, mục đích chuyển đổi vì hợp đồng 33 còn thiếu nên phải chuyển đổi mục đích.

Buổi chủ trì rà soát lại hợp đồng 33 gồm ông Thăng chủ trì và có chỉ đạo rà soát lại để ký hợp đồng với PVC thì trên tinh thần đó bị cáo rà soát lại.

HĐXX: Bị cáo nhận thức hợp đồng 33 còn thiếu mà sao hợp đồng điều chỉnh không sửa lại ngay?

Khánh khai, vì lúc đó chưa thể hoàn thiện được ngay. Bị cáo Khánh cho biết hết sức ăn năn vì đã thiếu việc kiểm tra giám sát, để cấp dưới làm sai.

HĐXX: Tại sao khi ký hợp đồng 4194, thay đổi mỗi chủ thể mà các điều khoản vẫn thiếu mà vẫn ký?

Bị cáo Khánh khai nhận thức lúc đó là không phải dựa vào mỗi hợp đồng này.

HĐXX: Ai là người chỉ đạo chuyển đổi hợp đồng về PVN?

Bị cáo cho biết có văn bản ủy quyền của Chủ tịch PVN (Đinh La Thăng và Phùng Đình Thực).

HĐXX: Bị cáo có báo cáo sai sót không?

Nội dung hợp đồng là chuyển đổi từ PV Power về PVN. PV Power có báo cáo một số nét, hồ sơ hợp đồng chưa bàn giao, thiếu điều kiện cơ sở, chính vì thế tập đoàn mới rà soát. Việc ký nhận thức của bị cáo Khánh là muốn tiếp nhận hợp đồng này về.

xet xu dinh la thang chieu 81 nguyen xuan son nhan thuc menh lenh thuc hien hop dong epc so 33 co van de
Các bị can tại phiên tòa (Ảnh: Zing)

HĐXX: Hợp đồng 33 và hợp đồng chuyển đổi tại sao lại tạm ứng?

Nguyễn Xuân Sơn nhận thức mệnh lệnh thực hiện hợp đồng 33 và 4194 có vấn đề

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (Nguyên Phó TGĐ PVN) cho biết, mới về PVN nhận nhiệm vụ Phó Tổng từ năm 2011, quá trình ký kết chuyển giao bị cáo không được tham dự, chỉ đạo, lập dự án cũng như chuyển đổi hợp đồng về tập đoàn. Dự án NMNĐ Thái Bình 2 thực hiện theo cơ chế đặc thù, cần đẩy nhanh tiến độ, cần phải tạm ứng cho nhà thầu đủ số tiền tạm ứng.

Việc chỉ đạo chuyển tiền cho tổng thầu PVC là theo chức trách nhiệm vụ của ban quản lý đã được tập đoàn phân công theo quy chế.

Tại thời điểm đó Sơn nhận thức được hợp đồng EPC 33 không đủ điều kiện để thực hiện. Bị cáo khai chỉ biết NMNĐ Thái Bình 2 là công trình lớn. Bị cáo có trách nhiệm trong việc quản lý tài chính của Tập đoàn. Quá tình thực hiện bị cáo có văn bản 4522 ngày 22/5 đề xuất thực hiện việc tạm ứng cho nhà thầu theo đúng mục đích, kiểm tra để tránh thất thoát, ảnh hưởng đến tài chính của dự án.

Bị cáo Sơn trình bày 2 vấn đề về việc chuyển tiền có 2 quy trình. Có 2 quyết định nhưng tiền chuyển 4 lần, bị cáo nghĩ là thực hiện theo quy chế hoàn chỉnh. Việc chuyển tiền của bị cáo từ từ tài khoản này ra tài khoản kia của tập đoàn không phải chuyển ra ngoài tập đoàn.

HĐXX: Theo bị cáo nhận thức hợp đồng 33 và 4194 có vấn đề không?

Bị cáo Sơn khai, lúc bị cáo thực hiện chuyển tiền tạm ứng thì không thấy có vấn đề. Sau này làm việc với kiểm sát viên thì bị cáo được biết thì bị cáo mới biết nó có vi phạm nhất định.

Sơn khai đây là mệnh lệnh bị cáo phải thực hiện, tức bị cáo nhận thức được mệnh lệnh này có vấn đề.

Nếu bị cáo nhận thấy hợp đồng có vấn đề thì chắc chắn bị cáo không thực hiện. Bị cáo nhận thức mình không bao giờ để vấn đề sai sót.

"Tôi đã làm hết trách nhiệm của mình nhưng cũng không thể làm trái lãnh đạo Tập đoàn"

Bị cáo Vũ Hồng Chương (Nguyên Trưởng ban Quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN) bị cáo buộc quá trình thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2 biết rõ hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định, việc lãnh đạo PVN chỉ đạo Ban quản lý dự án tạm ứng cho PVC là trái quy định nhưng vẫn lập các thủ tục tạm ứng.

Trước cáo buộc này, nguyên Trưởng ban Quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2 (BQL) khai thời điểm đó ông có nghe hợp đồng đó chưa đủ điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, do ban quản lý dự án là cầu nối giữa chủ đầu tư và nhà thầu nên Chương có làm công văn đề nghị tạm ứng tiền.

"Bị cáo “chết” là vì có làm công văn đề nghị tạm ứng tiền", bị cáo Chương nói. Tiếp lời, Chương cho biết sau thời điểm chuyển giao chủ đầu tư, biết hợp đồng có vấn đề lớn. Để tránh tránh rủi ro cho chủ đầu tư, bị cáo này đã làm văn bản 378 yêu cầu phân tích những tính bất hợp lý của hợp đồng 33 song không nhận được câu trả lời.

Theo Chương, trong công văn của mình, bị cáo có đề cập tới tỷ lệ đàm phán chưa thống nhất đồng thời đề nghị tòa kiểm tra lại các công văn bản thân gửi. Theo tài liệu điều tra, ông Vũ Hồng Chương biết hợp đồng chưa đầy đủ nhưng vẫn ký công văn đề nghị tạm ứng.

Lý giải về điều này, bị cáo 65 tuổi nói do sức ép từ lãnh đạo tập đoàn, cụ thể là các công văn của ông Nguyễn Xuân Sơn. “Tôi đã làm hết trách nhiệm của mình nhưng cũng không thể làm trái được lãnh đạo Tập đoàn”, Chương nói.

Nghe vậy, HĐXX hỏi: “Cụ thể là ai”. Bị cáo Chương đáp: “Cụ thể là anh Đinh La Thăng”. “Tôi phải chịu sức ép ghê gớm quá, ai lại yêu cầu chuyển tiền ngay trong ngày. Tôi là đơn vị cấp dưới, hạch toán phụ thuộc nên phải nghe lệnh của cấp trên”, bị cáo Chương nói thêm.

Bạch Mộc