Danh mục cho vay (Loan portfolios) là gì? Thiết kế danh mục cho vay
Hình minh họa
Danh mục cho vay (Loan portfolios)
Định nghĩa
Danh mục cho vay trong tiếng Anh là Loan portfolios. Danh mục cho vay của ngân hàng là tập hợp các khoản vay của ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, được cơ cấu theo một tỉ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng.
Ý nghĩa
- Danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị định hướng cho hoạt động cấp tín dụng của mình với mục tiêu khai thác lợi nhuận và giảm thiểu mức độ rủi ro trong cho vay.
- Với ý nghĩa đó, danh mục cho vay tồn tại dưới dạng kế hoạch và được quản lí thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.
Trên cơ sở thiết kế danh mục cho vay kế hoạch, các nhà quản trị ngân hàng đưa ra con số dự kiến cơ cấu dư nợ cho vay phù hợp với những đánh giá, dự đoán biến động của thị trường.
- Một danh mục cho vay đối với ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu là đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro cũng như khai thác tốt nhất thế mạnh để tìm kiếm lợi nhuận và tuân thủ qui định pháp luật trong cho vay.
Thiết kế danh mục cho vay
* Theo tiêu chí thời hạn
Cơ cấu của từng loại cho vay ngắn, trung và dài hạn phải được thiết kế hợp lí, thể hiện mối quan hệ giữa cơ cấu thời hạn sử dụng vốn và thời thạn nguồn vốn nhằm hạn chế những rủi ro về thanh khoản, lãi suất.
* Danh mục cho vay theo ngành kinh tế
- Theo tiêu chí này, danh mục cho vay thể hiện định hướng cần thiết cho hoạt động tín dụng ngân hàng, việc mở rộng hay thu hẹp qui mô tín dụng cho các ngành kinh tế thể hiện cơ cấu dư nợ cho từng ngành và lĩnh vực.
- Danh mục cho vay theo ngành kinh tế thể hiện quan điểm của ngân hàng là tập trung tín dụng vào lĩnh vực chuyên môn hóa hay đa dạng hóa cho vay.
- Đứng trên quan điểm hạn chế rủi ro thì danh mục cho vay theo ngành càng đa dạng càng tốt. Tuy nhiên, chuyên môn hóa dư nợ cho vay vào một ngành kinh tế lại là hướng đi của nhiều ngân hàng nhằm chiếm lĩnh thị trường cũng như thực hiện chiến lược khách hàng truyền thống.
* Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng
Mỗi đối tượng khách hàng thường có đặc điểm khác nhau thường có đặc điểm khác nhau về qui mô, cơ cấu tổ chức và năng lực chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong cho vay, các ngân hàng thường có xu hướng đa dạng hóa đối tượng khách hàng như khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp hoặc khách hàng doanh nghiệp lớn, nhỏ, vừa...
Cơ cấu khách hàng được duy trì tùy thuộc tùy thuộc vào mức độ định lượng rủi ro của ngân hàng về đối tượng khách hàng đó.
* Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng
- Mỗi đối tượng khách hàng thường có đặc điểm khác nhau về qui mô, cơ cấu tổ chức và năng lực chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong cho vay, các ngân hàng thường có xu hướng đa dạng hóa đối tượng khách hàng như khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp hoặc khách hàng doanh nghiệp lớn, nhỏ, vừa...
- Cơ cấu khách hàng được duy trì tùy thuộc vào mức độ định lượng rủi ro của ngân hàng về đối tượng khách hàng đó.
* Danh mục cho vay theo loại tiền
- Ngân hàng có thể duy trì một cơ cấu cho vay hợp lí giữa nội tệ và ngoại tệ, điều này tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và mức độ biến động của ngoại tệ so với nội tệ.
- Đồng thời việc duy trì danh mục cho vay nội và ngoại tệ còn đảm bảo yêu cầu về cơ cấu nguồn vốn mà ngân hàng huy động được tính theo loại tiền.
* Danh mục cho vay theo hình thức đảm bảo
- Theo tiêu chí này, danh mục cho vay có thể chia thành dư nợ có tài sản đảm bảo (hình thức thế cấp, cầm cố...) và dư nợ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.
- Mức độ đảm bảo tiền vay có ảnh hưởng đến rủi ro và tổn thất của ngân hàng nên trên thực tế, ngân hàng thường hạn chế rủi ro bằng việc duy trì danh mục cho vay theo hướng chủ yếu là dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản.
- Danh mục cho vay theo tính chất sở hữu: Như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp liên doanh...
Với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, việc phân chia danh mục cho vay theo tiêu chí này rất quan trọng. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc điểm mang tính lịch sử và quan điểm quản lí nền kinh tế theo tính chất sở hữu.
Vì vậy, danh mục cho vay cũng sẽ được dịch chuyển phù hợp với xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính)