Tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (Exposure at Default - EAD) là gì?
Tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ
Khái niệm
Tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ trong tiếng Anh là Exposure at Default, viết tắt là EAD.
Tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD) là tổng giá trị ngân hàng có thể bị tổn thất khi khoản vay mất khả năng trả nợ.
Các tổ chức tài chính tính toán rủi ro của họ bằng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB).
Các ngân hàng thường sử dụng các mô hình quản lí rủi ro mất khả năng trả nợ nội bộ để ước tính EAD của các hệ thống tương ứng.
Ngoài lĩnh vực ngân hàng, EAD được gọi là tổn thất tín dụng tiềm năng.
Đặc điểm
EAD là số tổn thất dự kiến mà ngân hàng có thể phải chịu khi người đi vay vỡ nợ. Các ngân hàng thường tính toán giá trị EAD cho mỗi khoản vay, sau đó sử dụng các số liệu này để xác định rủi ro vỡ nợ tổng thể của họ.
EAD là một giá trị chủ động thay đổi khi người đi vay hoàn trả khoản nợ cho người cho vay.
Có hai phương pháp để xác định tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.
- Phương pháp đầu tiên được gọi là phương pháp xếp hạng nội bộ nền tảng (F-IRB).
- Phương pháp thứ hai được gọi là phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao (A-IRB), linh hoạt hơn và được sử dụng bởi các tổ chức ngân hàng.
Các ngân hàng dựa trên các dữ liệu quá khứ và phân tích nội bộ, chẳng hạn như đặc điểm của người đi vay và loại hình sản phẩm để xác định rủi ro tổng thể của họ.
Tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD) cùng với tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD) và xác suất vỡ nợ (PD), được sử dụng để tính vốn tín dụng có rủi ro của các tổ chức tài chính.
Các ngân hàng thường tính toán giá trị EAD cho mỗi khoản vay và sau đó sử dụng các số liệu này để xác định rủi ro vỡ nợ tổng thể của họ.
Một số lưu ý
Xác suất vỡ nợ (PD), tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD) và tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD).
- Phân tích PD là một phương pháp được sử dụng bởi các tổ chức lớn để tính toán tổn thất dự kiến của họ.
Xác suất vỡ nợ (PD) là thước đo rủi ro khả năng mất khả năng trả nợ được biểu thị bằng %. Xác suất vỡ nợ thường được đo bằng cách đánh giá các khoản nợ quá hạn.
- Tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD) là khái niệm chỉ được sử dụng trong ngành ngân hàng, đo lường mức thua lỗ dự kiến và cũng được hiển thị dưới dạng %.
LGD thể hiện số tiền bên cho vay không thể thu hồi được sau khi đã bán tài sản cơ sở khi người đi vay mất khả năng trả nợ.
Các ngân hàng có thể tính toán các khoản tổn thất dự kiến (Expected Loss) như sau:
Tổn thất dự kiến (EL) = EAD * PD * LGD
Ví dụ thực tế
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007-2008, ngành ngân hàng đã thông qua các qui định quốc tế để giảm bớt các tổn thất tiềm năng do người đi vay mất khả năng trả nợ,
Ủy ban giám sát ngân hàng Basel đã thông qua các qui định về cải thiện quản lí rủi ro và minh bạch của các ngân hàng.
Mục tiêu của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel là cải thiện khả năng đối phó với căng thẳng tài chính của ngành ngân hàng với hi vọng sẽ tránh được hay giảm thiểu hiệu ứng domino của các tổ chức tài chính thất bại lên hệ thống ngân hàng.
(Theo Investopedia)