|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đề phòng hạn chế tổn thất là gì? Thời điểm áp dụng

10:00 | 19/09/2019
Chia sẻ
Đề phòng hạn chế tổn thất là sự kết hợp hai hoạt động gồm là phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất.
meminimalkan-dampak-kerugian-dalam-produksi_large

Hình minh hoạ (Nguồn: bogasari)

Đề phòng hạn chế tổn thất

Khái niệm

Đề phòng hạn chế tổn thất tạm dịch sang tiếng Anh là preventing and limiting losses.

Đề phòng hạn chế tổn thất là sự kết hợp hai hoạt động gồm là phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất.

Phòng ngừa rủi ro là biện pháp đưa ra các hành động nhằm làm giảm tần suất xảy ra rủi ro gây tổn thất hoặc trong chừng mực có thể, nhằm triệt tiêu khả năng xảy ra rủi ro. 

Ví dụ như trang bị và diễn tập phòng cháy chữa cháy, tập dượt cứu hộ, dựng các biển báo nguy hiểm, tổ chức các khoá học về an toàn lao động, tuyên truyền an toàn giao thông,...

Giảm thiểu tổn thất là biện pháp kiểm soát tổn thất bằng cách làm giảm/hạn chế giá trị thiệt hại nếu rủi ro xảy ra, nói cách khác là nhằm giảm mức độ thiệt hại có thể phải gánh chịu (tính khốc liệt). 

Chẳng hạn, các biện pháp cứu các tài sản còn có giá trị khi có hoả hoạn xảy ra; đưa ngay những người bị thương đến nơi cấp cứu và điều trị; lắp thêm các túi khí trong ô tô;...

Thời điểm áp dụng

Nếu xem xét đến khía cạnh thời gian thì một biện pháp kiểm soát tổn thất có thể là hoạt động được thực hiện trước khi có tổn thất xảy ra; có thể là hoạt động đồng thời khi có tổn thất; hoặc là hoạt động được thực hiện sau khi tổn thất đã xảy ra. 

Các hoạt động phòng ngừa rủi ro và một vài hoạt động giảm thiểu tổn thất (chẳng hạn như việc lắp các túi khí trong xe ô tô) là hoạt động trước khi có tổn thất. 

Hoạt động tự động phun nước của hệ thống sprinkler khi có dấu hiệu hỏa hoạn trong một tòa nhà là hoạt động kiểm soát tổn thất thực hiện cùng lúc với thời điểm xảy ra rủi ro. Hệ thống này không thể kích hoạt trước hay sau khi cháy. 

Các hoạt động có mục đích chính là giảm thiểu tổn thất thường là các hoạt động thực hiện cùng hoặc sau khi có tổn thất xảy ra.

Vấn đề 

Có thể thấy, các biện pháp kiểm soát rủi ro mang tính chủ động và có tác động rất tốt trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro tổn thất. 

Nhưng thực tế, rủi ro vẫn luôn xảy ra dù đã thực hiện các biện pháp né tránh hay phòng ngừa. Và khi rủi ro đã xảy ra, con người vẫn không thể lường hết được hậu quả do rủi ro gây ra. 

Một vấn đề nữa được đặt ra ở đây là cần phải chi bao nhiêu cho việc thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất. 

Đối với một số rủi ro, khoản chi này là không nhiều so với lợi ích đáng kể từ việc giảm thiểu được khả năng tổn thất. Nhưng đôi khi, chi phí cho việc thực hiện các hoạt động này không nằm trong khả năng tài chính của một người hay một doanh nghiệp. 

Lúc này việc bỏ ra một khoản tiền để đề phòng hạn chế tổn thất có thể xảy ra lại không phải là một quyết định đúng đắn.

(Tài liệu tham khảo: Bảo hiểm thương mại, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.