|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết hữu dụng kì vọng (Expected utility theory) là gì? Nội dung lí thuyết hữu dụng kì vọng

01:49 | 20/10/2019
Chia sẻ
Lí thuyết hữu dụng kì vọng (tiếng Anh: Expected utility theory) được đưa ra bởi John Von Neumann và Oskar Morgenstern nhằm nỗ lực mô tả những hành vi hợp lí khi con người phải đối mặt với sự không chắc chắn.
Untitled

Hình minh họa

Lí thuyết hữu dụng kì vọng (Expected utility theory)

Khái niệm

Lí thuyết hữu dụng kì vọng trong tiếng Anh là Expected utility theory.

Lí thuyết hữu dụng kì vọng (Expected utility theory) được đưa ra bởi John Von Neumann và Oskar Morgenstern nhằm nỗ lực mô tả những hành vi hợp lí khi con người phải đối mặt với sự không chắc chắn. Lí thuyết này cho rằng các cá nhân nên hành động theo một cách thức cụ thể khi phải đưa ra những quyết định quan trọng mà không có sự chắc chắn. 

Với cách tư duy này, lí thuyết hữu dụng kì vọng là lí thuyết "có tính chuẩn tắc - normative", nghĩa là nó mô tả cách thức mà con người hợp lí nên hành xử. Điều này trái với lí thuyết thực chứng - positive", lí thuyết này cho thấy thực tế con người hành xử như thế nào.

Nội dung lí thuyết hữu dụng kì vọng

Sự không chắc chắn phải được hiểu là khác biệt hoàn toàn với khái niệm rủi ro quen thuộc, nhưng khái niệm này chưa bao giờ được tách biệt đúng. Khái niệm "rủi ro", thường được sử dụng dễ dãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong cuộc thảo luận kinh tế, thực tế bao gồm hai điều hoàn toàn khác biệt, ít nhất là về mặt chức năng, trong mối quan hệ nhân quả đối với các hiện tượng của tổ chức kinh tế...

Sự thật cơ bản "rủi ro" có nghĩa trong một số trường hợp là sự định lượng nhạy cảm với cách đo lường, trong khi trong một số trường hợp khác lại hoàn toàn không mang tính chất này; và trong trường hợp thứ hai có những khác biệt sâu rộng và chủ yếu trong mối quan hệ với các hiện tượng...

Điều này dường như là sự không chắc chắn có thể đo lường được, hay chính là "rủi ro", khái niệm mà chúng ta sử dụng. Khái niệm này khác xa so với khái niệm không thể đo lường và nó hoàn toàn không phải là sự không chắc chắn trong thực tế.

Đối với hầu hết các mục đích, khi xem xét việc ra quyết định trong điều kiện rủi ro chúng ta chỉ cần nghĩ đến mức tài sản. Ta giả sử hai tình trạng: mức tài sản thấp là $50,000 và mức tài sản cao là $1,000,000. Và giả định thêm rằng bạn có thể ấn định được xác suất xảy ra ứng với mỗi kết quả: 40% cho mức tài sản thấp và 60% cho mức tài sản cao. Một triển vọng là một chuỗi các kết quả về mức tài sản, mỗi kết quả sẽ có một xác suất xảy ra. Ta trình bày tình huống này như sau: P1 (0.40, $50,000, $1,000,000).

Lưu ý rằng với hai kết quả, con số đầu tiên là xác suất xảy ra của kết quả đầu tiên và hai con số tiếp theo lần lượt là hai kết quả. Nếu chỉ có một con số $ được cho, ví dụ P (0.30, $100), thì giả định là kết quả thứ hai bằng 0.

Chúng ta sử dụng kí hiệu U(P) cho mức hữu dụng kì vọng của một triển vọng. Với triển vọng P1, mức hữu dụng kì vọng là U(P1): U(P1) = 0.40u(50,000) + 0.60u(1,000,000)

Với hàm hữu dụng logarit, mức hữu kì vọng của triển vọng này là:

U(P1) = 0.40(1.6094) + 0.60(4.6052) = 3.4069

(Tài liệu tham khảo: TÀI CHÍNH HÀNH VI, Tâm lí học, Đưa ra quyết định, và Thị trường, NXB Kinh tế TP.HCM)

TH