|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Xác suất vỡ nợ (Probability Of Default - PD) là gì? Ứng dụng của xác suất vỡ nợ

10:00 | 07/01/2020
Chia sẻ
Xác suất vỡ nợ (tiếng Anh: Probability Of Default, viết tắt: PD) khả năng người đi vay sẽ không thể thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ trong một khoảng thời gian, thường là một năm.
Xác suất vỡ nợ (Probability Of Default - PD) là gì? Ứng dụng của Xác suất vỡ nợ - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Towardsdatascience.com

Xác suất vỡ nợ

Khái niệm

Xác suất vỡ nợ trong tiếng Anh là Default Probability hay Probability Of Default, viết tắt là PD.

Xác suất vỡ nợ là khả năng người đi vay sẽ không thể thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ trong một khoảng thời gian, thường là một năm. 

Xác suất vỡ nợ không chỉ phụ thuộc vào tính chất của người đi vay mà còn phụ thuộc vào môi trường kinh tế. 

Điểm FICO là khái niệm chỉ xác suất vỡ nợ đối với người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp, xác suất vỡ nợ được thể hiện qua xếp hạng tín dụng của họ. 

Đặc điểm Xác suất vỡ nợ

Xác suất vỡ nợ có thể được ước tính bằng cách sử dụng dữ liệu trong quá khứ kết hợp với các kĩ thuật thống kê.

Trong nhiều mô hình quản lí rủi ro, PD được sử dụng cùng với tỉ trọng tổn thất ước tính (LDG) và tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD) để ước tính tổn thất có thể xảy ra của người cho vay.

Thông thường, xác suất vỡ nợ càng cao, lãi suất mà người cho vay sẽ tính phí cho người đi vay càng cao. Nguyên nhân là do người cho vay muốn có lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro vỡ nợ vượt quá.       

Ứng dụng của Xác suất vỡ nợ

Trong các giao dịch mua nhà đất, người mua nhà nộp đơn xin thế chấp một bất động sản, người nhận thế chấp sẽ đánh giá rủi ro vỡ nợ của người mua dựa trên điểm tín dụng và nguồn lực tài chính của họ. 

Xác suất ước tính này là xác suất vỡ nợ của người thế chấp, giá trị nó càng cao thì lãi suất cho người thế chấp sẽ càng lớn.   

Tương tự với các giao dịch mua và bán chứng khoán thu nhập cố định trên thị trường mở của các nhà đầu tư. Các công ty đang thanh toán tiền đều đặn và có xác suất vỡ nợ thấp sẽ nợ phát hành với lãi suất thấp hơn. 

Trái phiếu các công ty này thường sẽ được nhà đầu tư giao dịch trên thị trường mở định giá ở mức cao hơn so với các chứng khoán nợ rủi ro hơn.

Nếu sức khỏe tài chính của một công ty xấu đi theo thời gian, các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu sẽ điều chỉnh theo rủi ro gia tăng và giao dịch trái phiếu với giá thấp hơn và do đó, lợi suất các trái phiếu này cũng tăng lên.   

Trong thị trường trái phiếu, trái phiếu lợi tức cao có xác suất vỡ nợ cao nhất do đó phải có lãi suất cao để bù đắp cho phần bù rủi ro bổ sung. 

Ngược lại là trái phiếu chính phủ thường trả lãi suất thấp nhất do có rủi ro rất thấp.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo