|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thời gian sử dụng hữu ích (Useful Life) của một tài sản là gì?

14:31 | 21/05/2020
Chia sẻ
Thời gian sử dụng hữu ích (tiếng Anh: Useful Life) của một tài sản là một ước tính kế toán về số năm mà tài sản đó duy trì được để phục vụ cho mục đích tạo ra mức doanh thu sinh lãi.
Thời gian sử dụng hữu ích (Useful Life) của một tài sản là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: Accounting Instruction, Help, & How To)

Thời gian sử dụng hữu ích 

Khái niệm

Thời gian sử dụng hữu ích trong tiếng Anh được gọi là Useful Life.

Thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản là một ước tính kế toán (Accounting estimate) về số năm mà tài sản đó duy trì được để phục vụ cho mục đích tạo ra mức doanh thu sinh lãi. 

Sở thuế vụ Mỹ (The Internal Revenue Service - IRS) sử dụng thời gian sử dụng hữu ích này để xác định khoảng thời gian mà một tài sản có thể được khấu hao. 

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới thời gian sử dụng hữu ích của tài sản được ước tính, bao gồm mô hình sử dụng, tuổi của tài sản tại thời điểm mua và tiến bộ công nghệ (Technological advances).

Vai trò

Thời gian sử dụng hữu ích đề cập đến thời gian ước tính mà tài sản phát huy được tác dụng, bao gồm nhiều tài sản của doanh nghiệp như: các toà nhà, máy móc, thiết bị, phương tiện. đồ điện tử và nội thất. 

Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sẽ chấm dứt tại thời điểm mà tài sản dự kiến sẽ trở nên lỗi thời, đòi hỏi phải sửa chữa nhiều hoặc ngừng tạo ra kết quả kinh doanh.

Ước tính thời gian sử dụng hữu ích của từng tài sản có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho kế hoạch khấu hao tài sản, được sử dụng để xoá sổ (Write off) các chi phí liên quan đến việc mua hàng hoá sản xuất (Capital Goods). Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản được tính bằng năm.

Điều chỉnh thời gian sử dụng hữu ích

Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản có thể thay đổi trong nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm do sự lỗi thời sớm của tài sản vì tiến bộ công nghệ trong các ứng dụng tương tự. Để thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trong trường hợp này, công ty phải cung cấp lời giải trình rõ ràng cho IRS bằng tài liệu so sánh các công nghệ cũ và mới. 

Ví dụ: nếu thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản ban đầu được ước tính là 10 năm, nhưng công nghệ mới khiến nó trở nên lỗi thời sau 8 năm, công ty có thể tăng tốc kế hoạch khấu hao của tài sản. 

Trong tình huống này, công ty đang khấu hao tài sản dựa trên kế hoạch 10 năm có thể tăng giá trị khấu hao hàng năm dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản ngắn hơn là 8 năm.

(Tài liệu tham khảo: Useful Life, Invetopedia)

Diệu Nhi

Giảm VAT 2% lần thứ 5: Nên giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ để mang lại hiệu quả cao nhất
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, để đạt hiểu quả cao nhất, các chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ.