|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tài sản độc hại (Toxic Assets) là gì? Đặc trưng và ý nghĩa

09:01 | 22/11/2019
Chia sẻ
Tài sản độc hại (tiếng Anh: Toxic Assets) là những khoản đầu tư khó hoặc không thể bán với bất kì giá nào vì cầu đối với loại tài sản này đã sụp đổ.
toxic-assets

Hình minh họa. Nguồn: Note Investors

Tài sản độc hại (Toxic Assets)

Định nghĩa

Tài sản độc hại trong tiếng Anh là Toxic Assets.

Tài sản độc hại là những khoản đầu tư khó hoặc không thể bán với bất giá nào vì cầu đối với loại tài sản này đã sụp đổ. Không một ai muốn mua tài sản độc hại vì chúng được coi là phương thức đầu tư chắc chắn mất tiền.

Đặc trưng và ý nghĩa của tài sản độc hại

- Thuật ngữ tài sản độc hại được đặt tên trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 để mô tả sự sụp đổ của chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS), nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO) và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS).

- Số lượng lớn các tài sản độc hại này nằm trên sổ sách của các tổ chức tài chính khác nhau. Khi họ không thể bán, tài sản độc hại trở thành mối đe dọa thực sự đối với khả năng thanh toán của các ngân hàng và tổ chức sở hữu chúng.

- Tài sản độc hại ban đầu được gọi là tài sản gặp khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tạo ra một thuật ngữ sinh động hơn. Điều đó đã trở nên rõ ràng khi một số tổ chức tài chính lớn nhất của Hoa Kỳ sở hữu một lượng lớn tài sản vô giá trị. Trên thực tế, những tài sản này đã mất giá trị với tốc độ đáng kinh ngạc mà nhiều người không thể ngờ tới.

- Việc đánh giá thấp rủi ro sụt giá này có thể một phần là do thiếu trí tưởng tượng, nhưng nó đã trở nên trầm trọng hơn bởi sự thiếu nghiêm ngặt của các công ty xếp hạng.

Ví dụ

Một tài sản độc hại có thể được mô tả thông qua một ví dụ như sau:

John mua một căn nhà và có một khoản vay có tài sản thế chấp trị giá 400.000 đô la với lãi suất 5% thông qua Ngân hàng A. Thông qua quá trình được chứng khoán hóa, Ngân hàng A biến khoản vay thành chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và bán cho Ngân hàng B.

Ngân hàng B hiện đang sở hữu một tài sản tạo thu nhập, chính là lãi suất thế chấp 5% được trả bởi John.

Tuy nhiên, thật không may sau đó giá nhà bắt đầu giảm. Hóa ra John đã vay nhiều hơn số tiền anh ta có thể chi trả, và ngôi nhà có giá trị thấp hơn số tiền anh ta nợ. John không có khả năng chi trả khoản vay thế chấp của mình. Ngân hàng B không còn nhận được các khoản thanh toán mà đáng ra họ phải được nhận. Ngôi nhà có thể được bán ở mức lỗ nếu có thể.

Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp của Ngân hàng B đã trở thành một tài sản độc hại.

(Tài liệu tham khảo: Toxic Assets, Investopedia)

Minh Lan