Phương pháp phân bổ đại số là gì? Cách thức thực hiện
Phương pháp phân bổ đại số
Khái niệm
Phương pháp phân bổ đại số là một trong các phương pháp phân bổ chi phí kinh doanh chủ yếu.
Phương pháp phân bổ đại số là phương pháp dựa trên cơ sở các mối quan hệ cung cấp kết quả giữa các điểm chi phí mà thiết lập và giải hệ phương trình đại số để xác định chi phí kinh doanh cho mỗi đơn vị kết quả cụ thể.
Trên cơ sở các định được chi phí kinh doanh cho mỗi đơn vị kết quả và các kết quả cung cấp cho nhau sẽ xác định được chi phí kinh doanh phân bổ lẫn cho nhau giữa các điểm chi phí.
Cách thức thực hiện
Để phân bổ chi phí kinh doanh chung cho các điểm chi phí theo phương pháp đại số thì việc đầu tiên là phải xác định được các kết quả mà các điểm chi phí đó trao đổi cho nhau. Chẳng hạn theo sơ đồ dưới đây:
Bộ phận Sửa chữa cung cấp dịch vụ sửa chữa các loại (sửa chữa lớn, sửa chữa vừa, sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng... nhà xưởng, từng loại thiết bị) cho các bộ phận sản xuất khác như Bộ phận Khuôn mẫu cũng như các bộ phận sản xuất khác...
Bộ phận Khuôn mẫu lại tạo ra và cung cấp các khuôn mẫu cần thiết (các loại khuôn mẫu khác nhau tuỳ theo yêu cầu của nơi nhận khuôn mẫu) cho các bộ phận khác sử dụng như bộ phận Sửa chữa, các bộ phận sản xuất chính...
Ở dạng khái quát có thể giả sử tại một doanh nghiệp có m phân xưởng. Phân xưởng 1 cung cấp các kết quả kí hiệu x1, x2, ..., xi, ..., xn với i = 1,n cho các phân xưởng và bộ phận khác với số lượng là a11, a12, ..., a1i, ..., a1n.
Nếu tổng chi phí kinh doanh phát sinh ở phân xưởng 1 là C1 thì sẽ có phương trình bậc nhất: a11x1 + a12x2 + ... + a1ixi + ... + a1nxn = C1.
Hoàn toàn tương tự như vậy, phân xưởng 2 cung cấp các kết quả kí hiệu x1, x2, ..., xi, ..., xn với i = 1,n cho các phân xưởng và bộ phận khác với số lượng là a21, a22, ..., a2i, ..., a2n.
Nếu tổng chi phí kinh doanh phát sinh ở phân xưởng 2 là C2 thì cũng sẽ xây dựng được phương trình bậc nhất: a21x1 + a22x2 + ... + a2ixi + ... + a2nxn = C2. Cứ như thế, sẽ có hệ phương trình tuyến tính sau:
Giải hệ phương trình trên sẽ xác định được giá trị chi phí kinh doanh phát sinh gắn với các kết quả mà các phân xưởng và bộ phận cung cấp lẫn cho nhau x1, x2, ..., xi, ..., xn.
Từ các giá trị cụ thể có được sau khi giải hệ phương trình trên, bạn sẽ căn cứ vào số lượng từng dịch vụ mà bộ phận này cung cấp cho bộ phận khác mà xác định chính xác giá trị chi phí kinh doanh cụ thể mà mỗi bộ phận nhận của các bộ phận khác.
Đặc điểm
Mặc dù đã tính đến sự phân bổ chi phí kinh doanh cho mọi kết quả mà các điểm đó cung cấp lẫn cho nhau song áp dụng phương pháp này cũng đã phải dựa trên giả định là hoặc không có, hoặc nếu có thì số kết quả dở dang là ổn định nên đã bỏ qua nó khi tính toán.
Trong trường hợp nhất thiết phải đề cập đến các kết quả dở dang ở mỗi điểm chi phí thì phải tìm cách qui đổi các sản phẩm dở dang theo kết quả hoàn thành mà điểm chi phí này cung cấp cho điểm chi phí khác.
Đây là phương pháp phân bổ phức tạp nhất và cũng là phương pháp đem lại kết quả phân bổ chính xác nhất có thể.
(Tài liệu tham khảo: Thiết kế các điểm chi phí trong doanh nghiệp, Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân)