|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Triết lí quản trị chất lượng của Philip Crosby là gì? Chương trình 14 điểm

14:42 | 17/06/2020
Chia sẻ
Triết lí quản trị chất lượng của Philip Crosby cho rằng "không sai lỗi", "chất lượng là cho không", cái tốn kém nhất chính là cái thiếu chất lượng, nghĩa là không làm đúng mọi việc ngay từ đầu.
Triết lí quản trị chất lượng của Philip Crosby là gì? Chương trình 14 điểm - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: yumpu)

Triết lí quản trị chất lượng của Philip Crosby 

Khái niệm

Triết lí quản trị chất lượng của Philip Crosby cho rằng "không sai lỗi", "chất lượng là cho không", cái tốn kém nhất chính là cái thiếu chất lượng, nghĩa là không làm đúng mọi việc ngay từ đầu.

Chương trình 14 điểm (Crosby's 14 Steps to Quality Improvement)

4 nội dung xác thực của quản trị chất lượng: chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu, chất lượng là sự phòng ngừa, tiêu chuẩn thực hiện chất lượng là lỗi zero, để cải tiến chất lượng cần thực hiện chương trình 14 điểm:

1. Làm rõ quyết tâm của lãnh đạo đối với quản trị chất lượng (Management Commitment)

2. Thiết lập các tổ cải tiến chất lượng có đại diện của mỗi phòng ban tham gia (Quality Improvement Team)

3. Xác định xem những sai hỏng, khuyết tật chất lượng hiện có và tiềm tàng nằm ở đâu (Quality Measurement)

4. Đo các chi phí cho chất lượng và sử dụng việc làm này như một công cụ quản (Cost of Quality Evaluation)

5. Nâng cao ý thức về trách nhiệm và mối quan tâm cá nhân của mọi nhân viên (Quality Awareness)

6. Hành động giải quyết những sai hỏng, khuyết tật phát hiện ở các bước trên (Corrective Action)

7. Lập ban phụ trách chương trình không có sai hỏng (Establish an Ad Hoc Committee for the Zero Defects Program)

8. Đào tạo các kiểm soát viên để họ thực hiện tích cực phần trách nhiệm của mình trong chương trình cải tiến chất lượng (Supervisor Training)

9. Tổ chức ngày "không có sai hỏng" để mọi thành viên thấy rõ là đã có sự thay đổi (Zero Defects Day)

10. Khuyến khích các cá nhân đề ra mục tiêu cải tiến cho bản than mình và cho nhóm của mình (Goal Setting)

11. Khuyến khích các nhân viên thông báo cho lãnh đạo quản biết những trở ngại họ gặp phải khi phấn đấu đạt mục tiêu cải tiến của họ (Error Cause Removal)

12. Công nhận và hoan nghênh những ai tham gia (Recognition)

13. Tổ chức các hoạt động chất lượng (Quality Councils)

14. Lập lại tất cả các bước trên để nhấn mạnh chương trình cải tiến chất lượng không bao giờ chấm dứt (Do It Over Again).

(Tài liệu tham khảo: Quản trị chất lượng dịch vụ, Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân. Goleansixsigma)

Diệu Nhi