|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phạm vi kiểm toán (Audit Scope) là gì? Yêu cầu xác định

11:12 | 19/05/2020
Chia sẻ
Phạm vi kiểm toán (tiếng Anh: Audit Scope) là sự giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng kiểm toán. Phạm vi kiểm toán thường được xác định đồng thời với mục tiêu kiểm toán và là một hướng cụ thể hóa mục tiêu này.
Phạm vi kiểm toán (Audit Scope) là gì? Yêu cầu xác định - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: iedunote)

Phạm vi kiểm toán 

Khái niệm

Phạm vi kiểm toán trong tiếng Anh được gọi là Audit Scope.

Phạm vi kiểm toán là sự giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng kiểm toán. Phạm vi kiểm toán thường được xác định đồng thời với mục tiêu kiểm toán và là một hướng cụ thể hóa mục tiêu này.

Yêu cầu xác định phạm vi kiểm toán

Với một khách thể kiểm toán cần xác định rõ đối tượng cụ thể của kiểm toán: Chẳng hạn cũng là cuộc kiểm toán tài chính, nhưng:

- Ở khách thể này có thể chỉ kiểm toán Bảng Cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính (do cuộc kiểm toán thực hiện ở những ngày đầu khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động),;

- Ở khách thể khác lại là bộ Báo cáo tài chính bắt buộc (gồm 4 báo cáo: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính);

- Ở khách thể khác nữa thì ngoài 4 báo cáo bắt buộc còn có Báo cáo về tình hình biến động vốn chủ sở hữu (Dược Hậu Giang) hay ở một doanh nghiệp nhà nước thì Bảng khai tài chính còn chứa đựng các bảng kê khai tài sản của Nhà nước, tài sản cá nhân... 

Ngoài 4 báo cáo tài chính bắt buộc Cùng với việc cụ thể hóa về đối tượng, phải cụ thể hóa về khoảng thời gian thuộc phạm vi kiểm toán (tháng, quí, năm). 

Trong điều kiện kiểm toán năm đầu tiên phải xét phạm vi kiểm toán trong cả quan hệ với thời kì trước có liên quan do thông tin tài chính của trước có ảnh hưởng đến số dư đầu này.

Thuật ngữ liên quan

- Mục tiêu kiểm toán là đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán cụ thể. 

- Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức kiểm toán, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Chủ biên: TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu, năm 2013, NXB Tài chính)

Diệu Nhi