|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì?

11:03 | 07/05/2020
Chia sẻ
Trong mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện chi trả và một số chức năng bổ sung tùy thuộc đặc thù của mỗi nước.
Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: lawstrust)

Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng

Khái niệm

Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng là 1 trong 3 mô hình hoạt động phổ biến của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới.

Trong mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện chi trả và một số chức năng bổ sung tùy thuộc đặc thù của mỗi nước nhằm tạo ra một cơ chế chính thức trong xử đổ vỡ ngân hàng và thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực tài chính. Đây là mô hình phổ biến nhất.

Theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, tổ chức bảo hiểm tiền gửi được trao thêm một số quyền hạn, trong đó có quyền hạn về hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn trong thanh toán; 

Theo dõi, đưa ra khuyến nghị cẩn trọng và phòng tránh rủi ro đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; góp phần xử , thu hồi nợ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi bị phá sản... 

Với các quyền hạn được trao ở mô hình này, các mục tiêu của chính sách công cần đạt được cũng được mở rộng hơn, bao gồm hạn chế rủi ro, ngăn chặn và phòng tránh đổ vỡ hệ thống hoặc khủng hoảng tài chính và gia tăng niềm tin của công chúng. 

Hiện trạng

Tại một số nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi về cơ bản hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng. Tuy nhiên, mở rộng đến đâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. 

Xu hướng chung của các nước là đặt mục tiêu phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả theo điều kiện của mỗi nước nhưng hướng tới xây dựng mô hình bảo hiểm tiền gửi tiên tiến và đáp ứng các yêu cầu của thông lệ quốc tế.

Tính hiệu quả của mô hình

Tính hiệu quả của mô hình bảo hiểm tiền gửi là nhân tố quan trọng phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả được nhìn nhận ở góc độ hoạt động bảo hiểm lấy "số đông bù số ít" nhưng phải mang tính đặc thù là thực hiện các mục tiêu của chính sách công.

Hệ thống bảo hiểm tiền gửi cần được thiết kế để đạt được các mục tiêu của chính sách công (được thể chế hoá bằng những qui định cụ thể của pháp luật).

So sánh các mô hình bảo hiểm tiền gửi đáp ứng các mục tiêu chính sách công được thể hiện cụ thể ở Bảng dưới đây:

Mục tiêu chính sách công

Mô hình "giảm thiểu rủi ro"

Mô hình "chi trả với quyền hạn mở rộng"

Mô hình "chuyên chi trả"

1

Bảo vệ người gửi tiền nhỏ thông qua việc cung cấp cơ chế bồi thường

v

v

v

2

Giảm gánh nặng cho Chính phủ và yêu cầu ngân hàng tốt đóng góp chi phí trong quá trình xử lí ngân hàng

v

v

v

3

Thúc đẩy cạnh tranh ở khu vực tài chính

v

v

v

4

Tạo cơ chế chính thức trong xử lí đổ vỡ

v

v

5

Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính

v

v

6

Thúc đẩy ổn định tài chính

v

7

Khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

v

8

Góp phần làm cho hệ thống thanh toán có trật tự hơn

v

9

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

v

10

Giảm thiểu tác động từ suy thoái kinh tế

v

(Tài liệu tham khảo: Chuyên san: Một số vấn đề về Bảo hiểm tiền gửi, Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử)

Diệu Nhi

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.