|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình chuyên chi trả của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì? Mục tiêu

10:47 | 07/05/2020
Chia sẻ
Mô hình chuyên chi trả thường chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển, tổ chức bảo hiểm tiền gửi mới được thành lập và còn nhỏ bé cả về qui mô tổ chức lẫn năng lực tài chính.
Mô hình chuyên chi trả của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì? Mục tiêu - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: interest)

Mô hình chuyên chi trả

Khái niệm

Mô hình chuyên chi trả là 1 trong 3 mô hình hoạt động phổ biến của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới.

Trong mô hình chuyên chi trả, tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện chi trả cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản nhằm bảo vệ người gửi tiền thông qua cơ chế chi trả, đồng thời giảm gánh nặng ngân sách so với hình thức "bảo hộ ngầm" nhưng gây lãng phí nguồn lực khi chỉ thực hiện nhiệm vụ duy nhất là chi trả tiền bảo hiểm.

Mô hình chuyên chi trả thường chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển, tổ chức bảo hiểm tiền gửi mới được thành lập và còn nhỏ bé cả về qui mô tổ chức lẫn năng lực tài chính.

Mục tiêu

Mô hình chuyên chi trả về cơ bản phục vụ cho việc thực hiện hai mục tiêu là: 

- Khẳng định cam kết đảm bảo của chính phủ thông qua một tổ chức và một cơ chế bảo hiểm tiền gửi công khai

- Bảo vệ người gửi tiền thông qua việc hình thành cơ chế bồi thường. 

Tính hiệu quả của mô hình

Tính hiệu quả của mô hình bảo hiểm tiền gửi là nhân tố quan trọng phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả được nhìn nhận ở góc độ hoạt động bảo hiểm lấy "số đông bù số ít" nhưng phải mang tính đặc thù là thực hiện các mục tiêu của chính sách công. 

Hệ thống bảo hiểm tiền gửi cần được thiết kế để đạt được các mục tiêu của chính sách công (được thể chế hoá bằng những qui định cụ thể của pháp luật).

So sánh các mô hình bảo hiểm tiền gửi đáp ứng các mục tiêu chính sách công được thể hiện cụ thể ở Bảng dưới đây:

Mục tiêu chính sách công

Mô hình "giảm thiểu rủi ro"

Mô hình "chi trả với quyền hạn mở rộng"

Mô hình "chuyên chi trả"

1

Bảo vệ người gửi tiền nhỏ thông qua việc cung cấp cơ chế bồi thường

v

v

v

2

Giảm gánh nặng cho Chính phủ và yêu cầu ngân hàng tốt đóng góp chi phí trong quá trình xử ngân hàng

v

v

v

3

Thúc đẩy cạnh tranh ở khu vực tài chính

v

v

v

4

Tạo cơ chế chính thức trong xử đổ vỡ

v

v

5

Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính

v

v

6

Thúc đẩy ổn định tài chính

v

7

Khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

v

8

Góp phần làm cho hệ thống thanh toán có trật tự hơn

v

9

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

v

10

Giảm thiểu tác động từ suy thoái kinh tế

v

(Tài liệu tham khảo: Chuyên san: Một số vấn đề về Bảo hiểm tiền gửi, Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử)

Diệu Nhi