|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh doanh chuyên môn hoá là gì? Ưu và nhược điểm

16:09 | 18/04/2020
Chia sẻ
Kinh doanh chuyên môn hoá là hình thức kinh doanh chỉ chuyên vào một hoặc một nhóm hàng hoá có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định.
Kinh doanh chuyên môn hoá là gì? Ưu và nhược điểm - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: corporatecomplianceinsights)

Kinh doanh chuyên môn hoá

Khái niệm

Kinh doanh chuyên môn hoá tạm dịch sang tiếng Anh là Specialized business.

Kinh doanh chuyên môn hoá là một loại hình trong kinh doanh hàng hoá.

Kinh doanh chuyên môn hoá là hình thức kinh doanh chỉ chuyên vào một hoặc một nhóm hàng hoá có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định. Chẳng hạn kinh doanh xăng dầu, kinh doanh xi măng, kinh doanh lương thực...

Ưu và nhược điểm

Loại hình kinh doanh này có ưu điểm:

- Do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện nắm chắc được thông tin về người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hoá và dịch vụ nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có thể vươn lên thành độc quyền kinh doanh.

- Trình độ chuyên môn hoá ngày càng được nâng cao, có điều kiện để tăng năng suất và hiệu qủa kinh doanh, hiện đại hoá cơ sở vật chất thuật. Đặc biệt là các hệ thống cơ sở vật chất thuật chuyên dùng tạo ra lợi thế lớn trong cạnh tranh.

- Có khả năng đào tạo được những cán bộ quản giỏi, các chuyên gia và nhân viên kinh doanh giỏi.

Bên cạnh đó loại hình kinh doanh này cũng có nhược điểm nhất định, đó là:

- Trong điều kiện cạnh tranh – xu thế tất yếu của kinh tế thị trường thì tính rủi ro cao.

- Khi mặt hàng kinh doanh bị bất lợi thì chuyển hướng kinh doanh chậm và khó bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu.

Nguyên tắc 

Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Phải kinh doanh những hàng hoá dịch vụ có chất lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Trong kinh doanh trước hết phải lôi cuốn khách hàng, rồi sau đó mới nghĩ đến cạnh tranh.

- Trong kinh doanh mỗi khi làm lợi cho mình thì đồng thời phải làm lợi cho khách hàng.

- Tìm kiếm thị trường đang lên và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.

- Đầu tư vào tài năng và nguồn lực để tạo ra được nhiều giá trị sản phẩm dịch vụ.

- Nhận thức và nắm cho được nhu cầu của thị trường để đáp ứng đầy đủ.

Thuật ngữ liên quan

Kinh doanh hàng hóa là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

(Tài liệu tham khảo: Bản chất kinh tế của thương mại, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi