|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khoảng trống suy kiệt (Exhaustion Gap) là gì? Ví dụ về Khoảng trống suy kiệt

23:51 | 15/04/2020
Chia sẻ
Khoảng trống suy kiệt (tiếng Anh: Exhaustion Gap) là một loại tín hiệu phân tích kĩ thuật đặc thù với một mức giá giảm sau khi đã tăng nhanh trong vài tuần trước đó.
Khoảng trống suy kiệt (Exhaustion Gap) là gì? Ví dụ về Khoảng trống suy kiệt  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Khoảng trống suy kiệt

Khái niệm

Khoảng trống suy kiệt trong tiếng Anh là Exhaustion Gap.

Khoảng trống suy kiệt là một loại tín hiệu phân tích kĩ thuật, đặc thù với một mức giá giảm sau khi đã tăng nhanh trong vài tuần trước đó. Thường khoảng trống suy kiệt hay xảy ra trên các biểu đồ giá hàng ngày. 

Khoảng trống suy kiệt phản ánh một sự thay đổi đáng kể từ xu hướng mua sang bán,và thường đi cùng hiện tượng cầu đối với cổ phiếu đó giảm xuống. Hàm ý của tín hiệu này là xu hướng tăng giá có thể sớm đến hồi kết.   

Đặc điểm Khoảng trống suy kiệt 

Hiệp hội CMT - hiệp hội chuyên nghiệp dành cho các nhà phân tích kĩ thuật, định nghĩa khoảng trống suy kiệt là một tín hiệu giá báo hiệu sự kết thúc một động thái giá bền vững hoặc không ổn định, đồng thời xác nhận một sự đảo chiều giá mới.       

Nguyên tắc đằng sau khoảng trống suy kiệt là số lượng người mua giảm xuống trong khi phía người bán dương bán ra trên thị trường.   

Khoảng trống suy kiệt ngụ ý rằng xu hướng tăng giá sẽ dừng lại tại thời điểm người bán đã kiếm được lợi nhuận từ những lần tăng giá cổ phiếu trước đó. Khoảng trống suy kiệt có ba đặc điểm sau:     

 - Giá cổ phiếu có xu hướng tăng trong vòng vài tuần hoặc vài tháng trước đó.   

 - Có khoảng cách tương đối lớn giữa đỉnh của ngày giao dịch gần nhất và đáy ngày hôm trước đó, khoảng 50% hoặc hơn khi so với một ngày giao dịch trung bình của cổ phiếu đó. 

Khối lượng giao dịch cổ phiếu ở trên mức trung bình trong ngày giao dịch hiện tại.     

Ví dụ về Khoảng trống suy kiệt 

Biểu đồ giá sau đây là một ví dụ về khoảng trống suy kiệt xảy ra trong giá cổ phiếu Netflix vào mùa hè năm 2018.     

Khoảng trống suy kiệt (Exhaustion Gap) là gì? Ví dụ về Khoảng trống suy kiệt  - Ảnh 2.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Hãy quan sát cách các hành động giá hiển thị một xu hướng tăng giá trước khi khoảng trống suy kiệt xuất hiện, sau đó giảm giá phá vỡ xu hướng tăng trước đó.  

Trong lần xuất hiện đầu tiên, giá đạt đỉnh cao nhất và khối lượng giao dịch tăng cao hơn, đỉnh điểm là khối lượng giao dịch cao nhất vào ngày sau khi khoảng trống suy kiệt xuất hiện.     

Người mua tích cực mua khiến cho giá nhanh chóng tăng cao, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư tiềm năng khác gia nhập thị trường. Một khi giá đạt đến mức cao nhất, thì dường như không còn người mua để đẩy giá cao hơn nữa.   

Ngày có khoảng trống suy thoái có người bán tích cực tham gia thị trường và chú trọng đến việc thoát khỏi thị trường hơn, thay vì đẩy giá cổ phiếu lên mức tốt hơn.   

Do đó, ngày giao dịch tiếp theo, sau khi khoảng trống suy kiệt xuất hiện, có giá mở cửa cao hơn và đóng cửa ở giá thấp hơn, thể hiện qua nến đỏ thân dài, mô tả khối lượng bán ra rất lớn trong ngày hôm đó. 

Ví dụ thứ hai trên biểu đồ giá không xảy ra trực tiếp sau mức giá cao nhất, nhưng giá đang rõ ràng vi phạm đường xu hướng và tạo tiền đề cho giai đoạn giảm giá đáng kể sau đó.

(Theo Investopedia)

 

Lê Thảo

Bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, GTVT, Tổng Thư ký Quốc hội
Chiều 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Hồng Minh làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Lê Quang Tùng, giữ chức Tổng thư ký Quốc hội.