Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki (Upside Tasuki Gap) là gì? Đặc điểm
Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki
Khái niệm
Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki trong tiếng Anh là Upside Tasuki Gap hay Bullish Tasuki Gap.
Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki là một mô hình ba nến, được sử dụng để báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng hiện tại.
- Thanh nến đầu tiên là một nến lớn trắng/xanh trong một xu hướng tăng đã được xác định.
- Thanh nến thứ hai là một nến trắng/xanh với giá mở cửa trên mức giá đóng cửa của nến đầu.
- Thanh nến thứ ba là một nến đen/đỏ thu hẹp một phần khoảng trống giá giữa hai nến đầu tiên.
Đặc điểm Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki
Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki cho thấy sức mạnh của xu hướng tăng thông qua khoảng trống tăng giá xuất hiện trên cây nến thứ hai.
Cây nến thứ ba của mô hình chỉ ra sự tạm dừng trong xu hướng khi các áp lực giảm giá cố gắng đưa giá xuống thấp hơn nhưng không thể thu hẹp hết khoảng trống tăng giá giữa nến thứ nhất và nến thứ hai.
Các áp lực giảm giá không có khả năng thu hẹp khoảng trống tăng giá cho thấy xu hướng tăng của giá có thể sẽ tiếp tục.
Mô hình ngược lại của mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki được gọi là mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki, hình thành trong một thị trường giảm giá.
Cả hai mô hình trên đều có nguồn gốc từ phương pháp phân tích kĩ thuật bắt nguồn từ Nhật Bản.
Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki là một trong số những mô hình khoảng trống giá có thể hình thành trong suốt một xu hướng tăng.
Các mô hình hỗ trợ khoảng trống tăng giá cũng thường được sử dụng cùng với mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki để xác nhận rõ hơn chiến lược giao dịch theo xu hướng tăng giá của nhà đầu tư.
Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki trong một xu hướng tăng
Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong một xu hướng tăng giá.
Các mô hình tăng giá thường phát triển theo một chu kì bắt đầu với một khoảng trống phá vỡ xác nhận một sự đảo chiều giá, sau đó là các khoảng trống giá tiếp diễn và cuối cùng là một khoảng trống suy kiệt.
Khi giá của một chứng khoán dịch chuyển theo xu hướng tăng, nó thường tạo thành một kênh giá tăng dần.
Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki có thể xảy ra trong một kênh giá tăng dần và cũng có thể bao gồm một hoặc nhiều các khoảng trống được nêu ở trên.
Ví dụ thực tế về Mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki
Giả sử David phát hiện một mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki trên biểu đồ giá trái phiếu doanh nghiệp dài hạn của Ishares, và muốn sử dụng mô hình để nhập giao dịch và thiết lập các tham số rủi ro.
David có thể nhập giao dịch ở mức giá đóng của nến đỏ thứ ba là 62,97$ và đặt lệnh dừng lỗ của mình mức thấp hơn đáy của nến trắng đầu tiên là 62,08$.
Ngoài ra, David cũng có thể đặt lệnh dừng mua cao hơn đỉnh nến thứ hai là 63,39$ để xác nhận kĩ hơn xu hướng tăng có tiếp tục hay không.
Khi xu hướng tiếp tục, David có thể đặt lệnh dừng lỗ của mình ở dưới đáy nến thứ ba là 62,93$.
(Theo Investopedia)