|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giao dịch theo xu hướng (Trend Trading) là gì? Ví dụ về giao dịch theo xu hướng

17:40 | 13/11/2019
Chia sẻ
Giao dịch theo xu hướng (tiếng Anh: Trend Trading) là một kiểu giao dịch cố gắng giành được lợi nhuận thông qua việc phân tích xu thế của một tài sản theo một hướng cụ thể.
Jensen's Measure (1)

Hình minh họa

Giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)

Khái niệm

Giao dịch theo xu hướng trong tiếng Anh là Trend Trading.

Giao dịch theo xu hướng là một kiểu giao dịch cố gắng giành được lợi nhuận thông qua việc phân tích xu thế của một tài sản theo một hướng cụ thể. Khi giá đang dịch chuyển theo một hướng tổng thể, chẳng hạn như tăng hoặc giảm, đó được gọi là xu hướng. Nhà giao dịch theo xu hướng gia nhập vị thế mua khi chứng khoán đang có xu hướng tăng giá lên. 

Một chiều hướng lên giá được đặc trưng bởi các đáy đảo chiều cao hơn và đỉnh đảo chiều cao hơn. Nhà giao dịch theo xu hướng có thể chọn tham gia vào một vị thế bán khi một tài sản đang có xu hướng giá thấp hơn. Một chiều hướng xuống giá được đặc trưng bởi đáy đảo chiều thấp hơn và đỉnh đảo chiều thấp hơn. Có một loạt các chiến lược giao dịch, chẳng hạn như chikou span.

Ví dụ về giao dịch theo xu hướng

Biểu đồ sau đây của Tập đoàn Alibaba (BABA) cho thấy một số ví dụ về cách phân tích xu hướng, cũng như một số ví dụ về các giao dịch tiềm năng sử dụng mô hình biểu đồ và xu hướng.

Capture

Giá bắt đầu trong một chiều hướng xuống giá, sau đó tăng qua đường xu hướng giảm dần và trên đường trung bình trượt. Điều này không có nghĩa là xu hướng sẽ tăng. Các nhà giao dịch theo xu hướng thường sẽ chờ giá  để tạo ra một đỉnh đảo chiều cao hơn và đáy đảo chiều cao hơn trước khi xem xét xu hướng tăng.

Giá tiếp tục tăng cao hơn, tạo ra chiều hướng lên giá mới. Giá giảm xuống rồi sau đó bắt đầu tăng trở lại tạo thành mô hình biểu đồ đầu tiên. Giá sụt giảm nhiều hơn so với đường biểu đồ báo hiệu một vị thế mua tiềm năng.

Chiều hướng lên giá tiếp tục tăng, hình thành hai mẫu biểu đồ bổ sung trong một khoảng thời gian. Cả hai đều tạo cơ hội để gia nhập vào vị thế mua hoặc bổ sung một vị thế hiện có (được gọi là chiến lược kim tự tháp).

Giá tiếp tục tăng nhưng sau đó bắt đầu đưa ra các dấu hiệu cảnh báo. Giá giảm xuống dưới mức trung bình trượt lần đầu tiên trong một thời gian dài, nó cũng tạo ra một đáy đảo chiều thấp hơn và sụt giảm qua một đường xu hướng tăng trong ngắn hạn. 

Giá tạo ra một điểm cao mới sau đó nhưng rồi giảm xuống dưới mức trung bình trượt một lần nữa. Đây không phải là hành vi chiều hướng lên giá mạnh, các nhà giao dịch theo xu hướng thường sẽ tránh mua chứng khoán dài hạn trong các điều kiện như vậy. Họ cũng sẽ tìm cách bán đi bất kỳ chứng khoán dài hạn nào còn xót lại mà họ có.

Giá tiếp tục dao động xung quanh đường trung bình trượt, không có chỉ dẫn xu hướng rõ ràng. Cuối cùng, giá rơi vào một chiều hướng xuống giá. Các nhà giao dịch theo xu hướng sẽ bán hết các chứng khoán dài hạn và tránh mua mới, và có thể tìm kiếm các điểm để gia nhập vị thế bán.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH