Kênh giá tăng dần (Ascending Channel) là gì? Giao dịch trong Kênh giá tăng dần
Kênh giá tăng dần
Khái niệm
Kênh giá tăng dần trong tiếng Anh là Ascending Channel.
Kênh giá tăng dần là khi các hành động giá nằm giữa các đường xu hướng song song dốc lên, được tạo ra bởi các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn của giá chứng khoán trong phân tích kĩ thuật.
Các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn là đặc điểm đặc trưng của mô hình giá này.
Các nhà phân tích kĩ thuật dựng một kênh giá tăng dần bằng cách vẽ đường xu hướng dưới kết nối các mức đáy đảo chiều và một đường xu hướng trên nối các đỉnh đảo chiều.
Mô hình giá ngược lại với kênh giá tăng dần là kênh giá giảm dần.
Đặc điểm các Kênh giá tăng dần
Với kênh giá tăng dần, giá không luôn luôn nằm hoàn toàn trong các đường xu hướng song song của mô hình, các đường xu hướng chỉ hiển thị vùng hỗ trợ và kháng cự các nhà giao dịch có thể dựa trên để đặt các lệnh dừng lỗ và mục tiêu lợi nhuận cho bản thân.
Phá kháng cự lên trên kênh giá tăng dần là dấu hiệu cho sự tiếp tục di chuyển theo xu hướng tăng, còn phá hỗ trợ xuống dưới đường xu hướng của Kênh giá tăng dần chỉ ra có thể có một sự thay đổi xu hướng sắp xảy ra.
Kênh giá tăng dần cho thấy một xu hướng tăng giá rõ ràng, các nhà giao dịch có thể giao dịch theo xu hướng (swing trade) hay theo các dao động giữa các mức hỗ trợ và mức kháng cự của mô hình hoặc giao dịch theo hướng phá kháng cự hoặc phá hỗ trợ.
Giao dịch trong Kênh giá tăng dần
- Mức hỗ trợ và mức kháng cự:
Các nhà giao dịch có thể mở vị thế bán khi giá cổ phiếu chạm đường xu hướng dưới và thoát giao dịch khi giá đến gần đường xu hướng trên trong Kênh giá tăng dần.
Nhà giao dịch nên đặt các lệnh dừng lỗ thấp hơn đường xu hướng dưới để tránh bị thua lỗ nếu giá chứng khoán đảo chiều đột ngột.
Các nhà giao dịch khi sử dụng chiến lược này phải đảm bảo khoảng cách giữa các đường xu hướng song song của mô hình đủ để có được tỉ lệ rủi ro/lợi nhuận phù hợp.
Ví dụ: nếu nhà giao dịch đặt điểm dừng lỗ là 5$, độ rộng của Kênh giá tăng dần tối thiểu là 10$ để đảm bảo tỉ lệ rủi ro/lợi nhuận là ½.
- Phá kháng cự (breakout):
Các nhà giao dịch mua cổ phiếu khi giá của nó vượt qua đường xu hướng phia trên của Kênh giá tăng dần. Tuy nhiên, nhà giao dịch nên thận trọng và sử dụng các chỉ số kĩ thuật khác để xác nhận các điểm phá kháng cự.
Ví dụ, một số nhà giao dịch yêu cầu khối lượng giao dịch phải tăng đáng kể và không có mức kháng cự nâng cao trong biểu đồ giá có khung thời gian dài hơn đi kèm với điểm phá kháng cự.
- Phá hỗ trợ (breakdown):
Trước khi các nhà giao dịch nhập vị thế bán khi giá cổ phiếu phá hỗ trợ xuống thấp hơn đường xu hướng dưới của Kênh giá tăng dần, thay và đó nên quan sát và tìm kiếm các dấu hiệu khác không ủng hộ mô hình giá.
Những dấu hiệu cảnh báo thường là giá không thường xuyên đạt được mức cao hơn đường xu hướng trên.
Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng nên tìm kiếm các phân kì âm của một chỉ báo thông thường, chẳng hạn như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) và giá.
Chẳng hạn, nếu giá một cổ phiếu đang tạo mức đỉnh cao hơn trong Kênh giá tăng dần trong khi chỉ báo đang tạo mức đỉnh thấp hơn cho thấy động lực tăng giá đang suy yếu.
Chỉ báo Envelope
Chỉ báo Envelope là một hình thức kênh giá phổ biến khác có thể kết hợp cả mô hình kênh giá giảm và kênh giá tăng dần.
Chỉ báo Envelope thường được sử dụng để lập biểu đồ và phân tích sự dịch chuyển giá chứng khoán trong một khoảng thời gian dài hơn.
Các chỉ báo Envelope cũng có thể sử dụng các chiến lược giao dịch tương tự cho các kênh giá giảm và Kênh giá tăng dần.
Phân tích chỉ báo Envelope thường dựa trên các biến động giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian dài hơn còn các kênh giá giảm và Kênh giá tăng dần thường được sử dụng trong lập biểu đồ giá ngay sau khi giá đảo chiều.
(Theo Investopedia)