|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kênh giá giảm dần (Descending Channel) là gì? Đặc điểm Kênh giá giảm dần

13:51 | 05/02/2020
Chia sẻ
Kênh giá giảm dần (tiếng Anh: Descending Channel) được xác định bằng cách kết nối các đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn của giá chứng khoán với các đường xu hướng song song để hiển thị xu hướng giảm.
Kênh giá giảm (Descending Channel) là gì? Đặc điểm Kênh giá giảm  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Tradingview.com

Kênh giá giảm dần

Khái niệm

Kênh giá giảm dần trong tiếng Anh là Descending Channel.

Một kênh giá giảm dần được xác định là kênh giá kết nối các đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn của giá chứng khoán với các đường xu hướng song song hiển thị xu hướng giảm. 

Hay nói cách khác, không gian giữa các đường xu hướng là kênh giá giảm dần, được xếp trong danh mục kênh xu hướng rộng.   

Đặc điểm Kênh giá giảm dần 

Nhìn chung, các kênh giá được sử dụng rộng rãi bởi các nhà giao dịch kĩ thuật để xác định và theo dõi xu hướng giá chứng khoán theo thời gian. 

Kênh giá giảm dần là một biểu đồ mô hình giá các nhà phân tích kĩ thuật sử dụng để đánh giá xu hướng giá chứng khoán. Kênh giá giảm dần được xác định bằng các đường xu hướng được biểu diễn dọc theo các mức hỗ trợ và mức kháng cự của chuỗi giá chứng khoán trên biểu đồ. 

Về tổng quan, các kênh giá có thể được sử dụng để xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự tối ưu để mua hay bán chứng khoán.    

Các nhà giao dịch nếu tin rằng một chứng khoán có khả năng vẫn đang nằm trong Kênh giá giảm dần có thể bắt đầu giao dịch khi giá dao động trong ranh giới đường xu hướng của kênh giá. 

Kênh giá giảm (Descending Channel) là gì? Đặc điểm Kênh giá giảm  - Ảnh 2.

Hình minh họa. Nguồn: Thestreet.com

Các đường xu hướng của Kênh giá giảm dần có thể được mở rộng để xác định một hướng dịch chuyển dự kiến mà giá chứng khoán có thể đi qua nếu xu hướng hiện tại của giá vẫn được giữ vững.   

Tín hiệu giá mạnh hơn thường xảy ra khi có điểm đột phá (breakout), hay là khi giá của chứng khoán phá các ranh giới mà kênh giá đã thiết lập, giá đỉnh hoặc giá đáy. 

Khi điểm đột phá xảy ra, giá chứng khoán có thể di chuyển nhanh và mạnh theo hướng điểm đột phá đó. 

 - Nếu giá di chuyển theo hướng của xu hướng trước đó thì Kênh giá giảm dần là một mô hình tiếp tục. 

 - Nếu giá di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng trước đó thì Kênh giá giảm dần sẽ là khúc dạo đầu cho một sự đảo chiều giá.  

Trong một kênh giá giảm dần, nhà giao dịch có thể đặt lệnh bán khi giá chứng khoán đạt đến đường kháng cự. Ngược lại, các giao dịch mua để bán có thể được thực hiện khi chứng khoán bắt đầu đạt đến đường hỗ trợ của nó. 

Các chiến lược giao dịch này thường có lợi với các chứng khoán có độ biến động từ thấp đến trung bình hay hành động giá của chúng bị hạn chế hơn. 

Phân tích kênh giá để đưa ra quyết định giao dịch bằng cũng có thể đem lại lợi nhuận khi giá chứng khoán đã đảo chiều và có điểm đột phá, thường theo sau bởi một loạt các khoảng trống tiếp diễn và khoảng trống cạn kiệt có xu hướng dịch chuyển cùng chiều.    

Kênh giá tăng là khái niệm ngược lại với Kênh giá giảm dần. Cả kênh giá tăng và giá giảm đều là các kênh giá chính tiếp theo là các nhà phân tích kĩ thuật. Đường xu hướng trong kênh giá tăng sẽ có độ dốc dương ở mức kháng cự và hỗ trợ. 

Kênh giá giảm (Descending Channel) là gì? Đặc điểm Kênh giá giảm  - Ảnh 3.

Hình minh họa. Nguồn: Forexcrunch.com

Chỉ báo Envelope

Chỉ báo Envelope là một hình thức kênh giá phổ biến khác có thể kết hợp cả kênh giá giảm dần và kênh giá tăng. 

Các chỉ báo Envelope thường được sử dụng để lập biểu đồ giá và phân tích sự dịch chuyển giá chứng khoán nhiều hơn với khoảng thời gian dài. 

Các đường xu hướng có thể dựa trên các đường trung bình động hoặc các đỉnh giá và đáy giá trong một khoảng giá nhất định. 

Các chỉ báo Envelope có thể sử dụng các chiến lược giao dịch tương tự cho cả Kênh giá giảm dần và kênh giá tăng. 

Cách thức phân tích kĩ thuật này thường sẽ dựa trên biến động giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian dài còn kênh giá tăng và Kênh giá giảm dần thường có ích cho việc lập biểu đồ giá chứng khoán ngay sau khi giá đảo chiều.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo