|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo đồng loạt đi ngang ở tất cả các mặt hàng trong ngày 22/4

11:52 | 22/04/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (22/4) đi ngang. Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã vượt Ấn Độ và Thái Lan để trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Singapore.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại chợ An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (22/4) chững lại. Chi tiết như sau, giá lúa IR 50404 không có điều chỉnh mới, vẫn nằm trong khoảng 7.300 - 7.500 đồng/kg. Tương tự, những mặt hàng lúa khác vẫn tiếp tục đi ngang.  

Bên cạnh đó, thị trường nếp vẫn lặng sóng. Nếp Long An (tươi) được bán ra với giá 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Mặt khác, mặt hàng nếp 3 tháng (tươi), nếp đùm 3 tháng (khô), nếp Long An (khô) tạm dừng khảo sát hôm nay. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.800 - 8.000

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.300 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

8.000 - 8.200

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.500 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

8.000 - 8.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.400 - 7.500

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 22/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay (22/4) đứng yên. Chi tiết như sau, gạo thường đang được các thương lái thu mua ở mức 15.000 - 16.000 đồng/kg. 

Nhỉnh hơn một chút, từ 17.500 đồng/kg đến 19.000 đồng/kg là giá niêm yết được áp dụng với gạo thơm Jasmine. 

 

 Thị trường cám không có điều chỉnh mới về giá, hiện vẫn dao động trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg. 

  Ảnh: Gia Ngọc 

Vượt Ấn Độ và Thái Lan, Việt Nam là nước cung cấp gạo lớn nhất cho Singapore

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp của Singapore, cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023.

Bên cạnh mặt hàng thế mạnh truyền thống của Việt Nam là gạo tẻ trắng, 2 nhóm hàng khác là gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ cũng vươn lên chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại Singapore, lần lượt đạt 80,08% và 73,33%. Đây là các yếu tố đưa Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ trở thành quốc gia chiếm thị phần gạo lớn nhất tại Singapore.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quốc gia gần như chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường với loại sản phẩm đặc trưng gạo đồ (chiếm 99,29%) và gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 95,66%). Với các sản phẩm gạo còn lại, thì Thái Lan hầu như chiếm thị phần lớn nhất như gạo lứt homali (98,26%), gạo trắng homali (96,83%), gạo vỡ (68,16%). Với nhóm gạo lứt thường, Nhật Bản là nước chiếm thị phần lớn nhất (71,72%).

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore. Việc Ấn Độ (nước đang chiếm lĩnh thị phần gạo tẻ trắng, loại gạo Việt Nam có thế mạnh) ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati từ ngày 20-7-2023, đã được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt để gia tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Singapore.

Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam dường như đã mở rộng thành công thị trường sang các mặt hàng khác như gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ. Dù vậy, xu hướng này vẫn cần thêm thời gian và sự cố gắng để đảm bảo duy trì bền vững vị trí đối tác lớn nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm chất lượng sản phẩm gạo, theo Báo An Giang.

 

Gia Ngọc