Báo cáo thị trường thép, ngành thép mới nhất tháng 5/2022
Báo cáo thị trường thép năm 2021 từ các số liệu mới nhất của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh việt nam tại Miền Bắc cùng một số đơn vị tỉnh thành phía Nam qua các quý III, IV trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu nhiều sức ép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố.
Báo cáo thị trường thép việt nam hiện nay
Tại Trung Quốc, giá thép đang giảm khá mạnh do sản lượng tồn kho ngày càng tăng cao đối với các loại: Thép dây, cây, cuộn cán nóng (HRC), cuộn cán nguội (CRC)... Nhiều chuyên gia khẳng định, khả năng xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài từ nước ta còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn.
Báo cáo thị trường thép cung cấp thông tin về diễn biến giá, tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất, nhập khẩu thép và các dự báo về ngành trên thế giới và Việt Nam.
Theo Hiệp hội Thép thế giới (WorldSteel), sản lượng thép thô toàn cầu tháng 10 đạt 151,1 triệu tấn, giảm 2,8% so với cùng kì năm trước.
Trong đó, Ấn Độ đạt 9,1 triệu tấn, giảm 3,4%. Bên cạnh đó, Nhật Bản ghi nhận 8,2 triệu tấn, giảm 4,9%; trong khi sản lượng tại Hàn Quốc giảm 3,5% còn 6 triệu tấn.
Tại Liên minh châu Âu (EU), Đức sản xuất 3,3 triệu tấn thép thô, giảm 6,8% so với cùng kì năm trước; Italy sản xuất 2,2 triệu tấn, giảm 3,7%; Pháp sản xuất 1,2 triệu tấn, giảm 10,6%; Tây Ban Nha sản xuất 1,2 triệu tấn, giảm 7,6%. Mỹ sản xuất 7,4 triệu tấn, giảm 2% .
Ngoài ra, sản lượng thép thô Brazil đạt 2,6 triệu tấn, giảm 19,4%; Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận 2,7 triệu tấn, giảm 15%. Sản lượng thép thô tại Ukraine là 1,6 triệu tấn, cũng giảm mạnh 12,7% so với tháng 10/2018.
Tuy sản lượng thép thô tại các quốc gia đều sụt giảm trong tháng vừa qua nhưng lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng sản lượng thép thế giới vẫn đạt hơn 1,5 tỉ tấn, tăng 3,2% cùng kì.
Báo cáo thị trường thép nêu bật những sự kiện đáng chú ý
Theo đó, báo cáo thị trường thép sẽ cho biết sản lượng thép tháng 10 tại Trung Quốc đã giảm 1 triệu tấn (khoảng 1,2%) so với cùng kì năm ngoái. Đây là lần đầu tiên sản xuất thép giảm theo năm kể từ tháng 12/2017.
Trung Quốc đã sản xuất 81 triệu tấn thép trong tháng 10.
Tuy nhiên, lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng sản lượng thép thô của quốc gia châu Á đạt 829 triệu tấn, tăng 6% so với năm ngoái.
Thực tế, tổng sản lượng thép đã tăng liên tục kể từ năm 2014, với sản xuất thép trong 2021 dự kiến sẽ duy trì xu hướng này.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang chậm lại và sự tập trung cao đọ vào vấn đề ô nhiễm môi trường có thể là một phần nguyên nhân của sự sụt giảm trong sản xuất thép.
Sản lượng thép Trung Quốc thường giảm vào cuồi năm, với sản xuất trong quí cuối cùng luôn thấp hơn quí III. Sản xuất thép giảm trong tháng 10 gợi ý xu hướng tương tự có thể diễn ra vào quí IV của năm nay.
Tại Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết tháng 9, sản xuất thép đạt gần 2 triệu tấn, giảm 5,23% so với tháng trước, và xấp xỉ so với cùng kì năm ngoái. Bán hàng đạt hơn 1,8 triệu tấn, giảm 0,6% so với tháng trước.
Trong đó, xuất khẩu thép đạt 364.719 tấn, giảm 2,6% so với tháng 8 và giảm 4,8% so với cùng kì năm ngoái.
Tính đến hết 31/8/2019, nhập khẩu thép thành phẩm các loại đạt hơn 10 triệu tấn. Trong đó nhập khẩu một số sản phẩm thép tăng cao so với cùng kì như: thép hình: 259.238 tấn, tăng 89%; thép cán nguội: 82.444 tấn, tăng 36%.
Về xuất khẩu, tính đến 31/8/2019, Việt Nam xuất khẩu hơn 5,3 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm, tăng 8% so với cùng kì năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 3,5 tỉ USD.
Trong đó, xuất khẩu một số sản phẩm thép có ưu thế của Việt Nam lại giảm như: tôn mạ KL&SPM: giảm 16,9%; ống thép: giảm 10,4%.