Giá lúa gạo ngày 25/4 tiếp đà đi ngang đối với các mặt hàng
Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (25/4) đồng loạt đi ngang. Theo ghi nhận, 7.300 - 7.500 đồng/kg là mức giá thấp nhất dành cho giống lúa IR 50404..
Song song đó, mặt hàng nếp cũng không có thay đổi mới. Giá nếp Long An (khô) ổn định, rơi vào khoảng 9.600 - 9.800 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp 3 tháng (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp đùm 3 tháng (khô) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
9.600 - 9.800 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
7.300 - 7.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
8.000 - 8.200 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.500 - 7.700 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
8.000 - 8.200 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
7.600 - 7.700 |
- |
- OM 380 |
kg |
7.400 - 7.500 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
|
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
- |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Nếp ruột |
kg |
16.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
26.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
19.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.000 - 19.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
19.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
16.000 - 18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
9.000 - 10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 25/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Tại chợ An Giang, gạo Nhật hiện vẫn được thương lái thu mua với mức giá 22.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá gạo thường vẫn duy trì trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Tương tự, giá các loại khác cũng không có biến động mới.
Cám được bán với giá ổn định trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.
Liên kết đảm bảo đầu ra cho lúa giống
Giống chính là nhịp cầu nối giữa cả nông dân và doanh nghiệp. Bởi nông dân cần giống tốt để sản xuất mà doanh nghiệp cũng cần nguồn giống đầu vào đảm bảo chất lượng. Vì thế, việc hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống là tất yếu. Lợi ích rõ nhất trong mối liên kết này là hình thành được chuỗi sản xuất quy mô tập trung, đảm bảo ổn định đầu ra cho lúa giống. Từ đó tạo ra đầu vào chất lượng cho các vùng chuyên canh lúa.
Từ ngày liên kết với công ty, lũy tre đầu làng đã trở thành nơi tập kết hàng của cả thôn. Các thành viên trong hợp tác xã (HTX) sẽ liên kết với một đơn vị thay vì mạnh ai nhà đấy làm như trước. Lúa của nhà nào sẽ được đánh tên, lấy mẫu và kiểm tra chất lượng, nếu chưa đủ độ khô sẽ không thu mua.
Chính từ góp ý của cán bộ kĩ thuật mà bà con cũng cải thiện nhiều trong khâu sản xuất. Bà Phạm Thị Ngọc Hậu, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Minh, Quảng Nam, chia sẻ, với loại giống thông thường, người ta không được tập huấn quy trình sản xuất. Ở đây tập huấn quy trình sản xuất giống từ đầu vụ, tất cả công nghệ chuyển giao về quy trình sản xuất được các cán bộ về tập huấn kỹ càng cho người nông dân.
Hiện huyện Đại Lộc, địa bàn sản xuất giống chủ lực theo quy hoạch của tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được 15 chuỗi liên kết với các doanh nghiệp, tạo thành mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Với hơn 4.000 ha canh tác lúa, hơn 70% diện tích đã được bao tiêu đầu ra và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Ông Hồ Ngọc Mẫm, phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Quảng Nam, nêu ý kiến, thông qua cơ chế hỗ trợ này, người nông dân được hỗ trợ về giống từ ban đầu, hỗ trợ vật tư ban đầu theo cơ chế đã đề ra, đồng thời hỗ trợ vấn đề tiêu thụ nông sản giúp cho bà con nông dân.
Đơn vị này đang liên kết với 19 HTX tại Quảng Nam, sản lượng thu mua vụ đông xuân năm nay lên tới gần 6.000 tấn. Tuy nhiên, con số này chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp, bởi hiện nay việc liên kêt giữa nông dân và HTX vẫn còn có những điểm yếu. Người đứng đầu HTX cần có đủ năng lực để vận động người dân tuân thủ quy trình sản xuất và hợp đồng mua bán đã kí từ đầu vụ.
Ông Trần Mạnh Báo, Tổng Giám đốc Thái Bình Seed, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, cho biết, với quy mô sản xuất nhỏ, vai trò của HTX rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng cơ chế để hợp tác, làm sao người nông dân với vai trò đại diện của HTX nông nghiệp, thay mặt cho nông dân ký kết hợp tác, hướng dẫn, triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời tổ chức thu mua nguyên liệu cho doanh nghiệp, đó chính là cái gốc để phát triển.
Việc vị thế ngành hàng lúa gạo Việt Nam được củng cố, giá gạo xuất khẩu giữ ở mức cao trong hơn một năm qua càng đặt ra những đòi hỏi về chất lượng giống lúa tương xứng. Để làm được điều này, ngành nông nghiệp vẫn luôn xác định phát huy vai trò của kinh tế tập thể, xây dựng sản xuất theo chuỗi giá trị chính là nền tảng, theo Báo VTV.