Giá lúa gạo giảm 500 đồng ở nhiều mặt hàng gạo trong ngày 23/4
Giá lúa gạo hôm nay
Khảo sát tại chợ An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (23/4) không có biến đông mới. Chi tiết như sau, lúa OM 5451 vẫn duy trì mức giá ổn định, rơi vào khoảng 7.500 - 7.700 đồng/kg. Các giống lúa khác được thu mua với giá ổn định.
Bên cạnh đó, thị trường tiếp tục đi ngang. Nếp Long An (khô) đang có giá bán cao nhất từ 9.600 đồng/kg đến 9.800 đồng/kg.
Trong khi đó, mặt hàng nếp 3 tháng (tươi), nếp Long An (tươi) và nếp đùm 3 tháng (khô) đều không được tham gia khảo sát.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp 3 tháng (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp đùm 3 tháng (khô) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
9.600 - 9.800 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
7.300 - 7.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
8.000 - 8.200 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.500 - 7.700 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
8.000 - 8.200 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
7.600 - 7.700 |
- |
- OM 380 |
kg |
7.400 - 7.500 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
|
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
- |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Nếp ruột |
kg |
16.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
26.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
19.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.000 - 19.000 |
- 500 |
- Gạo Hương Lài |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
19.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
16.000 - 18.000 |
- 500 |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
9.000 - 10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 23/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay (23/4) điều chỉnh giảm. Chi tiết như sau, gạo thơm Jasmine và gạo Sóc Thái cùng giảm 500 đồng/kg, lần lượt xuống mức 17.000 - 19.000 đồng/kg và 16.000 - 18.000 đồng/kg.
Cũng theo đó, gạo thường vẫn đứng yên ở mức giá từ 15.000 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, giá cám ổn định trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.
Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành chuỗi sản xuất lúa gạo
Là nền tảng tham chiếu địa lý, cho phép chuẩn hóa và ghi lại dữ liệu hoạt động sản xuất lúa theo thời gian, sau gần 7 năm triển khai tại 9 địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và 1 địa phương ở Đồng bằng sông Hồng, hệ thống số theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất lúa RiceMore đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Hệ thống đã giúp tự động tổng hợp dữ liệu theo các cấp quản lý khác nhau, cải thiện đáng kể quy trình báo cáo và thống kê sản xuất lúa; lưu trữ và xử lý dữ liệu sản xuất, giúp tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa từ đồng ruộng, nông hộ, hợp tác xã tới cấp vùng và quốc gia.
Từ thực tế triển khai, chị Trần Ngọc Hiếu, Trạm bảo vệ thực vật huyện Cờ Đỏ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ, chia sẻ, hệ thống cho phép thu thập dữ liệu từ cấp xã và cán bộ cấp huyện không cần phải nhập liệu mà chỉ nhập dữ liệu vào hệ thống để tích hợp với dữ liệu cấp tỉnh. Ứng dụng giúp tiết kiệm thời gian và số liệu thiết thực và trực quan hơn. Dữ liệu cập nhật lên hệ thống có thể truy xuất dữ liệu bất cứ lúc nào và nhanh hơn dưới nhiều hình thức đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số hiện nay của ngành nông nghiệp địa phương.
Nhấn mạnh yêu cầu về xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn, phát triển và áp dụng các ứng dụng số trong quản lý và điều hành sản xuất, nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt là phát triển một nền tảng dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao trong các lĩnh vực ngành hàng.
Chia sẻ về khả năng nâng cấp và áp dụng hệ thống RiceMore trong theo dõi các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong khuôn khổ Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" cũng như liên kết RiceMore với các hệ thống, công cụ và cơ sở dữ liệu khác hướng đến xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số thống nhất, hiệu quả, linh hoạt và minh bạch cho ngành trồng trọt, các đại biểu cho rằng, tiềm năng áp dụng hệ thống RiceMore có thể vượt xa các ứng dụng hiện nay. Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định, đây có thể là nền tảng xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số trong sản xuất lúa nói riêng và ngành trồng trọt nói chung. Qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu chủ chốt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nâng cao giá trị sản xuất đồng thời đảm bảo tăng trưởng Xanh, đảm bảo sinh kế và sức khỏe của người dân, theo Báo VOV.