Giá Lúa Gạo Hôm Nay 25/3: Bảng Giá Lúa, Giá Gạo Mới Nhất
Theo ghi nhận, giá lúa gạo hôm nay (24/3) tăng 100 đồng/kg. Hiện nay, các huyện ven biển Gò Công, Gò Công Đông và Tân Phú Đông (Tiền Giang) đang chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô 2022 - 2023.
Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa hôm nay (24/3) tăng 100 đồng/kg đối với lúa IR 50404. Sau điều chỉnh, thương lái đang thu mua với giá trong khoảng 6.000 - 6.200 đồng/kg.
Các giống lúa còn lại chững giá. Cụ thể, lúa Nàng Hoa 9 được thu mua với giá vào khoảng 6.100 - 6.200 đồng/kg. Giá lúa OM 5451 duy trì trong khoảng 6.200 - 6.300 đồng/kg. Giá lúa OM 18 trong khoảng 6.400 - 6.500 đồng/kg. Cùng lúc, lúa Đài thơm 8 được thu mua với giá trong khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg. Giá lúa Nhật vào khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá ổn định ở mức 13.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Giá nếp đi ngang trên diện rộng. Theo đó, nếp AG (tươi) có giá trong khoảng 6.200 - 6.500 đồng/kg. Nếp Long An (tươi) có giá trong khoảng 6.650 - 7.000 đồng/kg. Cùng lúc, nếp ruột duy trì giá vào khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg, nếp AG (khô) tiếp tục tạm ngừng khảo sát.
Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.100 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.000 đồng/kg.
Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá gạo ổn định. Trong đó, giá gạo thường trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg. Gạo trắng thông dụng có giá là 14.500 đồng/kg. Gạo Sóc thường được thương lái thu mua với mức 15.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Hoa duy trì ở mức 18.500 đồng/kg. Gạo Sóc Thái có giá 18.000 đồng/kg. Giá gạo thơm thái hạt dài được bán với giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. Gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan là 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen và gạo Nhật có cùng mức 22.000 đồng/kg.
Giá cám tại chợ ổn định trong khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Giống lúa ST25 “bén duyên” trên đất mỏ Quảng Ninh
Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TP Uông Bí (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị tổng kết mô hình gieo cấy thử nghiệm giống lúa ST25 vụ mùa năm 2022 tại phường Phương Đông và Trưng Vương, theo báo Nông Nghiệp Việt Nam.
Kết quả ban đầu cho thấy, giống lúa ST25 khỏe, khả năng đẻ nhánh trung bình, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; hạt gạo thon dài, trắng, cơm mềm dẻo, thơm. Giống lúa ST25 có bộ lá gọn, đứng, thuận lợi cho quá trình quang hợp; lúa cứng cây, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt.
Sau hơn 5 tháng triển khai, mô hình gieo cấy thử nghiệm giống lúa ST25 cho năng suất trung bình đạt hơn 5,9 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, cho lợi nhuận hơn 44 triệu đồng/ha.
Bà Đỗ Thị Hương, hộ dân gieo cấy thử nghiệm giống lúa ST25 vụ mùa năm 2022 tại phường Trưng Vương chia sẻ: “Ngay khi gieo trồng, tôi đầu tư phân bón đảm bảo theo quy trình theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp và có đầu tư thêm phân hữu cơ trong quá trình canh tác”.
Có lẽ vì điều kiện thổ nhưỡng của TP Uông Bí thích hợp nên giống lúa ST25 sinh trưởng, phát triển rất khỏe, cứng cây. Về sâu bệnh hại thì đặc biệt yên tâm.
Với sâu cuốn lá nhỏ, khô vằn, bạc lá hay đạo ôn lá… giống lúa này chỉ nhiễm nhẹ, không ảnh hưởng đến năng suất. Nông dân như chúng tôi vì thế cũng an tâm và mạnh dạn trồng các loại giống lúa mới như thế này để đa dạng các giống lúa tại địa phương.
Vì sao giá gạo Việt Nam tăng chậm, còn nông dân đạt lợi nhuận thấp?
Hiện nay, không chỉ có giá thực phẩm mà ngay cả thị trường giá lúa gạo ở Việt Nam cũng đang ngày càng tăng cao. Mặc dù vậy, giá gạo ở thị trường Việt Nam xuất khẩu lại tăng khá chậm, là do:
- Cơn sốt về giá lương thực, thực phẩm đang tăng cao nhưng xuất khẩu và giá gạo trong nước vẫn trầm lắng.
- Giá gạo tăng cũng do nhu cầu của các nhà xuất khẩu tăng mạnh.
- Do các doanh nghiệp ở Trung Quốc án binh kéo dài bất thường làm thị trường trong nước giảm nhiệt.
- Bên cạnh đó, các yếu tố như dịch bệnh COVID-19, chính sách zero covid của Trung Quốc đã khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn.
Lý do giá gạo cao, nhưng nông dân đạt lợi nhuận thấp:
Việc giá lúa gạo tăng và duy trì ở mức cao, nhưng nông dân vẫn đạt lợi nhuận thấp.
Theo khảo sát cho thấy, giá lúa gạo của các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng nhưng chi phí sản xuất tăng rất cao do giá vật tư đầu vào tăng chóng mặt.
Mặc dù, thời tiết thuận lợi giúp năng suất ở nhiều khu vực đạt khác cao, thế nhưng giá phân bón tăng rất cao khiến nông dân không có lãi nhiều.
Theo thống kê cho thấy, giá các loại phân bón đã tăng gấp 3 lần, trong đó giá phân urê đã lên tới 20.000 đồng/kg, phân đạm 1,05 triệu đồng/bao, phân Kali đạt 1,1 triệu đồng/bao,...
Trong khi giá phân bón cao cũng khiến giá thành sản xuất lúa tăng mạnh, và giá lương thực cũng tăng do ảnh hưởng của lạm phát, nhưng giá gạo không tăng đang gây thiệt hại thòi cho người nông dân trồng lúa.
Nói tóm lại, giá phân bón càng tăng cao thì lợi nhuận thu về càng thấp nên nông dân chẳng lời lãi là bao.
Thông tin giá lúa gạo được cập nhật hàng ngày tại chuyện mục Hàng Hóa trên trang Việt Nam Biz. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm một số thông tin về giá cả thị trường của các mặt hàng khác như giá heo hơi, giá thịt heo, giá vàng, giá xăng, giá hạt tiêu,...