Giá lúa gạo đồng loạt đứng yên trong ngày 18/4
Giá lúa gạo hôm nay
Khảo sát tại chợ An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (18/4) ổn định. Theo ghi nhận, lúa OM 380 vẫn tiếp tục đi ngang, rơi vào khoảng 7.400 - 7.500 đồng/bao. Tương tự, lúa OM 5451 đang có giá thu mua là 7.500 - 7.700 đồng/bao.
Song song đó, nếp Long An (tươi) có giá không đổi là 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp 3 tháng (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Nếp đùm 3 tháng (khô) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
7.300 - 7.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
8.000 - 8.200 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.500 - 7.700 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
8.000 - 8.200 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
7.600 - 7.700 |
- |
- OM 380 |
kg |
7.400 - 7.500 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
|
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
- |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Nếp ruột |
kg |
16.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
26.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
19.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.500 - 19.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
19.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.500 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
9.000 - 10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 18/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
So với ngày hôm qua, gạo thường vẫn được các thương lái thu mua với mức giá 15.000 - 16.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, những mặt hàng gạo khác giữ nguyên mức giá niêm yết.
Cám đang có giá bán ổn định trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.
Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo
Vụ lúa Đông xuân ở Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm được đánh giá là “được mùa, được giá” làm cho nông dân vô cùng phấn khởi, tạo động lực để người dân tiếp tục gia tăng sản xuất vụ lúa Hè thu, nâng cao giá trị xuất khẩu. Đồng thời, đây là điều kiện để ngành nông nghiệp, các chuyên gia tiếp tục có những giải pháp để giúp nông dân trồng lúa có lợi nhuận ổn định, bền vững.
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, với diện tích đất sản xuất lúa khoảng 77.000ha, hàng năm diện tích gieo trồng cây lúa đạt khoảng 180.000ha, sản lượng đạt khoảng 1,2 triệu tấn. Thời gian qua, giá gạo xuất khẩu tăng đã đẩy giá lúa gạo tại Hậu Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng theo. Đây cũng là cơ hội để ngành nông nghiệp cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo theo hướng ổn định diện tích và sản lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá trị hạt gạo.
Với sự biến động mạnh của giá lúa trong thời gian qua, nông dân trồng lúa tại Hậu Giang vô cùng phấn khởi vì bán được giá cao hơn những năm trước, nhưng không khỏi lo lắng vì chi phí phân bón, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất theo đó cũng tăng đáng kể, đồng thời tác động xấu của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng lúa trong thời gian qua.
Đến thời điểm này, nông dân Hậu Giang đã thu hoạch dứt điểm diện tích lúa Đông xuân gần 74.400ha, với năng suất đạt khoảng 7,8 tấn/ha, bán với giá từ 7.600-8.500 đồng/kg tùy giống và tùy vào thời điểm thu hoạch. Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hậu Giang, cho biết, có thể khẳng định vụ lúa Đông xuân của tỉnh đã thắng lợi về năng suất, giá bán, góp phần rất lớn vào tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp. Hiện tại, ngành đang khuyến cáo nông dân đẩy mạnh sản xuất lúa Hè thu ở những nơi nước ngọt đảm bảo và không bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Theo kế hoạch, vụ lúa Hè Thu trong tỉnh sẽ xuống giống khoảng 73.800ha, tổng sản lượng đạt 442.800 tấn, vì vậy ngành nông nghiệp đã yêu cầu phòng NN&PTNT các huyện, phòng kinh tế thành phố, thị xã phối hợp các xã, phường, thị trấn chỉ đạo nông dân trên địa bàn xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng theo lịch “né rầy” của địa phương để hạn chế sự gây hại của rầy nâu và sự lan truyền của bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Chỉ đạo các trạm chuyên môn tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nông dân trên địa bàn tuân thủ lịch xuống giống. Khuyến cáo nông dân không thực hiện biện pháp phun ngừa khi sâu, rầy ở mật số thấp để tránh tình trạng sinh vật gây hại bộc phát trên đồng ruộng. Đặc biệt, hiện nay diễn biến hạn mặn, rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá còn khả năng ảnh hưởng lớn đến sản xuất, do đó các địa phương tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo nông dân thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin từ các cơ quan chuyên môn; đồng thời không được nóng vội xuống giống vụ lúa Hè Thu ngoài lịch do khả năng rầy nâu di cư với mật số cao từ ruộng lúa đang thu hoạch sang trà lúa mới gieo sạ trên địa bàn, theo Báo Hậu Giang.