|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo ngày 16/4 biến động trái chiều từ 50 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg

12:03 | 16/04/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy,  giá lúa gạo hôm nay (16/4) tăng, giảm không đồng nhất tại nhiều mặt hàng lúa, gạo. Sáng 15/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang phối hợp Tổ chức Phát triển Hà Lan tổ chức Hội thảo giới thiệu Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL”.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (16/4) điều chỉnh giảm. Chi tiết như sau, lúa IR 50404 có giá bán từ 7.300 đồng/kg đến 7.500 đồng/kg sau khi giảm xuống 100 đồng/kg.

Bên cạnh đó, giá thu mua của lúa OM 5451 giảm nhẹ 50 đồng/kg, rơi vào khoảng 7.500 - 7.700 đồng/kg. 

Trong khi đó, thị trường nếp vẫn tiếp tục lặng sóng. Nếp Long An (tươi) đang được thu mua ở mức giá 7.800 - 8.000 đồng/kg. 

Mặt khác, các mặt hàng nếp 3 tháng (tươi), nếp đùm 3 tháng (khô) và nếp Long An (khô) vẫn tạm dừng khảo sát trong ngày hôm nay. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.800 - 8.000

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.300 - 7.500

-  100

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.500 - 7.700

- 50

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.400 - 7.500

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

+ 2.000

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

- 500

- Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 16/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cũng theo khảo sát, giá gạo hôm nay (16/4) tăng, giảm không đồng nhất đối với gạo thường và nếp ruột. Cụ thể, gạo thường giảm 500 đồng/kg, các thương lái đang giao dịch trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. 

Mặt khác, nếp ruột lại tăng lên tới 2.000 đồng/kg, nâng mức giá lên 16.000 - 20.000 đồng/kg.

 

Mặt hàng cám vẫn duy trì đi ngang, dao động trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/bao. 

  Ảnh: Gia Ngọc 

 

Dành nguồn 57 tỷ đồng khen thưởng sản xuất lúa gạo bền vững

Sáng 15/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang phối hợp Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức Hội thảo giới thiệu Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long” (TRVC).

Ông Tôn Thất Thịnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, Giám đốc Ban Quản lý Dự án TRVC tại An Giang và Giám đốc Dự án TRVC - SNV Trần Thu Hà đồng chủ trì hội thảo.

Thông tin tại hội thảo, Ban Quản lý Dự án TRVC cho biết, những doanh nghiệp có liên kết hợp tác xã xây dựng vùng nguyên liệu, được khuyến khích đăng ký tham gia dự án, ứng dụng công nghệ canh tác lúa bền vững, gồm: “1 phải, 5 giảm”, tưới ngập khô xen kẽ (AWD), tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (SRP) và quản lý rơm rạ sau thu hoạch. Từ đó, mang đến những lợi ích thiết thực, như: Giảm 20 - 30% lượng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học; giảm 20 - 40% lượng nước tiêu thụ; giảm ít nhất 15% chi phí đầu vào; giảm 200.000 tấn CO2; đảm bảo ít nhất 30% lợi nhuận cho nông dân.

Toàn bộ kết quả của dự án đóng góp trực tiếp vào Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Khi được các đơn vị độc lập thẩm định đạt các yêu cầu của dự án, doanh nghiệp sẽ được xem xét trao giải thưởng theo vụ (6 vụ) và giải thưởng chung kết cuộc thi, với tổng giá trị giải thưởng tiền mặt 3,65 triệu AUD (tương đương 57 tỷ đồng).

Ông Tôn Thất Thịnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, cho biết, với tổng diện tích gieo trồng 630.000ha/năm, sản lượng khoảng 4 triệu tấn, đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang). Lúa gạo là ngành hàng chủ lực của tỉnh, được ngành nông nghiệp chú trọng áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiến bộ, tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị ngành hàng. Tuy nhiên, do nhiều nông dân chưa sử dụng hợp lý vật tư đầu vào, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới... ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đến nay, diện tích liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp đạt khoảng 100.000ha/năm, vẫn còn khiêm tốn so diện tích canh tác.

Trước nhiều tác động đến chuỗi ngành hàng lúa gạo, tỉnh đang triển khai các giải pháp thích ứng. Việc An Giang là 1 trong 3 tỉnh được chọn tham gia Dự án TRVC (cùng với tỉnh Đồng Tháp và Kiên Giang) là lợi thế lớn cho tỉnh. Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia, nhằm xây chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, cải thiện sinh kế cho người trồng lúa. Dự án được triển khai mở ra hướng đi mới cho ngành hàng lúa gạo của An Giang, đóng góp vào diện tích đăng ký tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” của tỉnh đạt khoảng 150.000ha đến năm 2030.

Bà Trần Thu Hà, Giám đốc Dự án TRVC - SNV, nhấn mạnh, việc tham gia Dự án TRVC giúp doanh nghiệp và hợp tác xã tăng hiệu quả sản xuất, nâng giá trị lúa gạo, có cơ hội được nhận thêm giải thưởng tiền mặt để tái đầu tư, xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo tăng trưởng xanh và bền vững, theo Báo Ấp Bắc.

Gia Ngọc

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.