|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo ngày 12/4 điều chỉnh giảm 100 đồng/kg ở mặt hàng lúa OM 380

12:02 | 12/04/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy,  giá lúa gạo hôm nay (12/4) giảm nhẹ. Trước thách thức của ngành hàng lúa gạo, cần phải tiếp tục phát triển theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, liên kết sản xuất, đảm bảo đầu ra ổn định

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (12/4) ghi nhận giảm. Cụ thể, lúa OM 380 có giá bán 7.400 - 7.500 đồng/bao, sau khi giảm xuống 100 đồng/bao. 

Trong khi đó, thị trường nếp vẫn duy trì đi ngang. Nếp Long An (tươi) được  bán ra với giá 7.800 - 8.000 đồng/bao, vẫn giữ nguyên giá so với ngày hôm.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.800 - 8.000

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.300 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.550 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.400 - 7.500

- 100

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thường

kg

15.500 - 16.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 12/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay (12/4) lặng sóng. Chi tiết, gạo Hương Lài vẫn dao động tại mức giá 20.000 đồng/bao. Tương tự, gạo thường tiếp tục được thu mua với giá rơi vào khoảng 15.500 - 16.500 đồng/bao. 

 

 

Giá cám vẫn được các thương lại bán với giá 9.000 - 10.000 đồng/kg.  

Ảnh: Gia Ngọc 

Đột phá lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng, trước thách thức của ngành hàng lúa gạo, cần phải tiếp tục phát triển theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, liên kết sản xuất, đảm bảo đầu ra ổn định. Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)” (Đề án 1 triệu ha lúa) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ hội cho các tỉnh ĐBSCL phát triển lúa gạo theo xu hướng bền vững gắn với tăng trưởng xanh.

Đồng ý với nhận định này, Ông Joanna Kane-Potaka, phó Tổng giám đốc Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), cho biết, ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam, với sản lượng lúa ổn định ở mức 24 - 25 triệu tấn/năm, chiếm trên 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, do thói quen sử dụng lượng lúa giống gieo sạ của nông dân ĐBSCL rất lớn (khoảng 100 - 150kg/ha), sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), lượng nước chưa hợp lý, nên hiệu quả canh tác không cao. Với việc tuân thủ các tiêu chí của quy trình và sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp (theo Đề án 1 triệu ha lúa), nông dân áp dụng cơ giới hóa sạ hàng, giúp giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 60kg/ha, giảm lượng phân bón và thuốc BVTV, giảm đổ ngã và thất thoát sau thu hoạch, hiệu quả sẽ cao hơn.

Ngay sau khi phối hợp IRRI và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang tổ chức Hội thảo giới thiệu, phổ biến quy trình và sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) tiếp tục phối hợp IRRI, Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ tổ chức Lễ khởi động cánh đồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hợp tác xã (HTX) Thuận Tiến (xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ). Bên cạnh các viện, trường, tổ chức quốc tế, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, sự kiện còn có sự tham dự của Sở NN&PTNT 12 tỉnh vùng ĐBSCL tham gia Đề án 1 triệu ha lúa (tỉnh Bến Tre không tham gia) để nghiên cứu, rút kinh nghiệm nhân rộng.

HTX Thuận Tiến là một trong những HTX mạnh của huyện Vĩnh Thạnh, có 130 thành viên tham gia liên kết sản xuất 512ha. Vụ Hè Thu 2024 này, IRRI phối hợp trình diễn mô hình canh tác lúa với mục tiêu thúc đẩy cơ giới hóa trong gieo sạ, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính theo các tiêu chí của Đề án 1 triệu ha.

Theo đó, ruộng trình diễn sử dụng giống xác nhận OM5451, áp dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân, với lượng giống chỉ 60kg/ha, giảm số lần bón phân còn 2 lần/vụ, quản lý nước ướt khô xen kẽ (AWD), bón phân chuyên vùng chuyên biệt (SSNM), áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để giảm lượng thuốc BVTV, sử dụng máy gặt đập liên hợp cho thu hoạch, thu gom rơm ra khỏi đồng làm nấm rơm và phân bón từ rơm, kết hợp bón phân hữu cơ cho lúa.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, nhấn mạnh, mô hình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững vùng ĐBSCL và hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, bảo đảm chất lượng, tăng trưởng xanh và giảm phát thải, hướng đến chi trả tín chỉ các-bon, giúp nông dân thêm hưởng lợi, theo Báo An Giang.

 

Gia Ngọc