Giá lúa gạo đi ngang trên diện rộng trong ngày 11/4
Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (11/4) đồng loạt đi ngang. Cụ thể, 7.550 - 7.700 đồng/kg là giá bán của giống lúa OM 5451. Giá các mặt hàng lúa khác duy trì ổn định
Tương tự, giá mặt hàng nếp hôm nay tiếp tục đứng yên. Theo đó, giá nếp Long An (tươi) chững lại, nằm trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp 3 tháng (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Nếp đùm 3 tháng (khô) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
7.300 - 7.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.550 - 7.700 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
7.600 - 7.700 |
- |
- OM 380 |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
|
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
- |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Nếp ruột |
kg |
16.000 - 18.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
15.500 - 16.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
26.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
19.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.500 - 19.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
19.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.500 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
9.000 - 10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 11/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Tại chợ An Giang, gạo thường giữ nguyên mức giá từ 15.500 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá các loại gạo khác cũng không có biến động mới.
Cám được bán với giá ổn định trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.
Nguy cơ thu hẹp thị trường xuất khẩu gạo
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện duy trì ở mức dưới 580 USD/tấn - mức thấp kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, một số thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu hoặc đa dạng hóa nguồn cung, đòi hỏi ngành lúa gạo cần sớm có định hướng mới trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Philippines, ông Phùng Văn Thành, cho biết, theo dự báo, nhu cầu tiêu dùng gạo của Philippines tăng nhẹ trong năm 2024. Tuy nhiên, do nguồn cung nội địa tăng, cộng với việc đa dạng nguồn cung nhập khẩu cho nên khả năng Philippines sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Thực vật, Bộ Nông nghiệp Philippines, tính từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 14/3/2024, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines là gần 887.000 tấn, cao hơn khoảng 10,6% so với quý I/2023. Mặc dù gạo nhập khẩu từ Việt Nam vẫn chiếm lượng lớn nhất, gần 494.000 tấn, nhưng tỷ trọng đã giảm so với trước, chỉ chiếm 55,7%.
Năm 2023, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu vào Philippines chiếm hơn 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này; trong khi đó, gạo từ một số quốc gia khác lại ghi nhận sự tăng mạnh về tỷ trọng tại Philippines. Cụ thể, gạo nhập khẩu từ Thái Lan là 230.559,43 tấn, chiếm 26% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines, gạo nhập khẩu từ Pakistan là 109.803,5 tấn, chiếm 12,4%.
Ngoài ra, Philippines còn nhập khẩu gạo từ Myanmar với số lượng 48.960 tấn; Campuchia 1.620 tấn; Nhật Bản 1.815,37 tấn; Ấn Độ 235,5 tấn và từ Italia 6,6 tấn. Đây là tín hiệu và là sự cảnh báo đối với gạo Việt Nam tại thị trường Philippines khi gạo các quốc gia khác bắt đầu gia tăng thị phần.
Mặt khác, năng suất và sản lượng lúa gạo của Philippines năm 2024 dự báo cũng sẽ được cải thiện hơn so với trước. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán sản xuất gạo của Philippines sẽ đạt 12,125 triệu tấn nhờ hiện tượng El Nino sẽ giảm vào tháng 4 và tháng 5/2024, đồng thời với chương trình hỗ trợ ngành sản xuất lúa gạo sử dụng phân bón và giống tốt của Chính phủ sẽ phát huy hiệu quả. Chính phủ Philippines, thông qua Bộ Nông nghiệp đã hỗ trợ 30,8 tỷ pesos cho người trồng lúa trên cả nước. Số tiền này cao hơn rất nhiều so với mức 15,8 tỷ pesos mà Bộ Nông nghiệp đã nhận được và triển khai hỗ trợ người trồng lúa năm 2022.
Tại thị trường châu Phi - khu vực nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam cũng đang được hỗ trợ sản xuất lúa gạo thông qua dự án đến từ các quốc gia khác để giúp các nước này đạt được khả năng tự cung, tự cấp trong sản xuất lương thực. Thí dụ như Chính phủ Hàn Quốc đã sản xuất hơn 2.300 tấn hạt giống lúa gạo Hàn Quốc tại sáu quốc gia châu Phi nhằm thúc đẩy sản xuất lúa gạo. Hàn Quốc đặt mục tiêu tăng sản lượng hạt giống lúa năng suất cao hằng năm ở các nước này lên 10.000 tấn vào năm 2027 và cung cấp cho nông dân ở tất cả các nước châu Phi.
Trong khi đó, thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, Chính phủ Indonesia cũng đã quyết định tăng phân bổ ngân sách năm nay cho chương trình trợ cấp phân bón thêm 28 nghìn tỷ Rp (khoảng 1,77 tỷ USD) lên 54 nghìn tỷ Rp (khoảng 3,41 tỷ USD) như một phần trong nỗ lực tăng năng suất sản xuất nông nghiệp ở nước này. Với sự bổ sung tài chính, nông dân dự kiến sẽ tăng tốc độ trồng trọt và tăng sản lượng trong nước để giúp đất nước đạt được mục tiêu tự chủ cung cấp lương thực, theo Báo Quảng Ninh.