|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 8/4: Tăng từ 50 đồng/kg đến 500 đồng/kg

12:10 | 08/04/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát,  giá lúa gạo hôm nay (8/4) được điều chỉnh tăng. Sáng 7/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An về tình hình bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phòng chống xâm nhập mặn.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (8/4) tăng. Theo đó, lúa IR 50404 và lúa Đài thơm 8 tăng 100 đồng/kg, nâng giá bán lên lần lượt là 7.300 - 7.500 đồng/kg và 7.800 - 8.000 đồng/kg. 

Bên cạnh đó, lúa OM 5451 đang có giá bán từ 7.600 đồng/kg đến 7.700 đồng/kg sau khi tăng khoảng 50 - 100 đồng/kg.

Tương tự, lúa OM 18 ghi nhận tăng 200 đồng/kg, hiện giá thu mua dao động khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. 

Cùng thời điểm khảo sát, mặt hàng nếp hôm nay cũng điều chỉnh tăng. Cụ thể, nếp Long An (tươi) được bán ra với giá 7.800 - 8.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. 

Mặt khác, các mặt hàng nếp 3 tháng (tươi), nếp đùm 3 tháng (khô), nếp Long An (khô) không tạm dừng khảo sát.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.800 - 8.000

+ 100

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.300 - 7.500

+ 100

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

+ 100

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

+ 50 - 100

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

+ 200

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thường

kg

15.500 - 16.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

+ 500

- Gạo Sóc Thái

kg

18.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 8/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Song song đó, giá gạo hôm nay được ghi nhận tăng. Chi tiết như sau, gạo Sóc thường tăng 500 đồng/kg, hiện giá niêm yết là 18.000 - 19.000 đồng/kg. 

Trong khi đó, giá gạo thường tiếp tục trầm lặng, được bán ra ở mức 15.500 - 16.500 đồng/kg. 

 

 Giá cám hôm nay tiếp tục chững giá, hiện đang được bán từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg.

Nguồn: Gia Ngọc 


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo chống hạn, mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cho rằng, với tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết ngày càng cực đoan, khốc liệt, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bằng nhiều giải pháp đồng bộ về hạ tầng thuỷ lợi, phí công trình để kiểm soát tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Đặc biệt, với sự chủ động, cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, hướng dẫn điều hành sản xuất mùa vụ, nên hầu hết các địa phương không bị ảnh hưởng, thiệt hại do nắng nóng, hạn, xâm nhập mặn. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt có xảy ra, nhưng mang tính cục bộ, người dân cơ bản được tiếp cận và cung cấp đủ.

Phó Thủ tướng, nhận xét, nắng nóng, xâm nhập mặn năm nay gay gắt hơn trung bình nhiều năm, nhưng các tỉnh ĐBSCL đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp công trình, phi công trình, như chỉ đạo điều chỉnh mùa vụ, phát huy nguồn lực tại chỗ, nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của người dân... Điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm của các địa phương, dựa trên báo cáo, thông tin từ sớm và chính xác của các cơ quan chuyên môn.

Đối với vùng duyên hải, ven biển hay bị xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò chủ đạo của Nhà nước trong đầu tư các hệ thống cấp nước tập trung, có các trạm lấy nước nằm sâu trong vùng ngọt; đồng thời sắp xếp lại khu dân cư theo hướng tập trung, kết hợp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, mùa vụ...

Phó Thủ tướng, gợi mở, chúng ta cần thiết kế các ứng dụng (app) thông tin thời tiết, tình hình xâm nhập mặn theo bản đồ thời gian thực để từng cộng đồng, người dân chủ động tích trữ nước sản xuất, sinh hoạt theo thời điểm thích hợp cùng với điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp; nghiên cứu và phổ biến những loại vật liệu mới, nhẹ để xây dựng các bể chứa nước lớn, thuận tiện, thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, các tỉnh ĐBSCL cần khẩn trương xem xét, đánh giá, tính toán lại quy hoạch về hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, bố trí dân cư, hoạt động khai thác nước ngầm... trước tình trạng sụt lún, sạt lở ngày một gia tăng.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng, cho rằng, cần đầu tư căn cơ, đồng bộ hạ tầng thuỷ lợi, cấp nước, phòng chống lũ lụt, xâm nhập mặn... theo quy hoạch và điều tiết hài hòa nguồn nước ngọt giữa vùng thượng nguồn và vùng đồng bằng trung tâm, ven biển, với các hệ sinh thái kinh tế nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

Đảng bộ, chính quyền, người dân các tỉnh ĐBSCL đang vững vàng ứng phó với tình trạng nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn, cho thấy sự chuyển đổi đúng hướng nhằm thích ứng bền vững với biến đổi khí hậu. Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục bố trí nguồn lực cần thiết để giải quyết những vấn đề, thách thức có tính chiến lược về thuỷ lợi, biến đổi khí hậu của ĐBSCL, theo Báo Chính Phủ.

Gia Ngọc