|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Điều chỉnh trái chiều từ 50 đồng/kg đến 500 đồng/kg

12:16 | 05/04/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá lúa gạo hôm nay (5/4) tăng, giảm không đồng nhất. Trong năm 2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển (NN&PTNT) Trần Thanh Nam khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đưa công nghệ tiến gần với nông dân.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (5/4) điều chỉnh tăng nhẹ. Hiện, lúa OM 5451 có giá bán khoảng 7.550 - 7.600 đồng/kg, sau khi tăng 50 đồng/kg,

Trong khi đó, các mặt hàng lúa khác vẫn duy trì mức giá không đổi so với ngày hôm qua.

Mặt khác, giá nếp hôm nay tiếp tục đi ngang. Cụ thể. nếp Long An (tươi) có giá thu mua rơi vào khoảng 7.700 - 7.900 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.700 - 7.900

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.200 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.700 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.550 - 7.600

+50

- Lúa OM 18

kg

7.600 - 7.800

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thường

kg

15.500 - 16.500

+ 500

- Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 18.500

- 500

- Gạo Sóc Thái

kg

18.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 5/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cũng theo ghi nhận tại chợ An Giang, giá gạo  hôm nay (5/4) tăng, giảm không đồng nhất. Theo đó, gạo thường tăng 500 đồng/kg, giá niêm yết đao động trong khoảng 15.500 - 16.500 đồng/kg.

Ngoài ra, gạo Sóc thường lại được điều chỉnh giảm 500 đồng/kg, hiện được thu mua ở mức giá 15.500 - 16.500 đồng/kg.   

 

Mặt hàng cám vẫn được ghi nhận không có thay đổi mới về giá, tiếp tục dao động trong mức giá 9.000 - 10.000 đồng/kg.  

  Nguồn: Gia Ngọc 

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Dư địa lớn cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đưa công nghệ tiến gần với nông dân. Ngày 3/4, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam (PSAV) tổ chức hội thảo hợp tác công tư phục vụ Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã đưa ra những định hướng lớn để các doanh nghiệp, đối tác xem xét, xác định khả năng tham gia vào một số khâu trong Đề án. Trong đó, Thứ trưởng Nam xác định, trọng tâm của Đề án là giúp bà con nông dân thực hiện đạt quy trình canh tác bền vững.

Thứ trưởng Nam ủng hộ, khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng tham gia, đầu tư vào các HTX và lực lượng khuyến nông để đưa công nghệ tiến gần hơn với nông dân, từ đó thay đổi nhận thức và hành động của bà con.

Thứ trưởng Nam xác định, đầu tư cho HTX là đầu tư về con người, giúp HTX nâng cao năng lực quản lý và khả năng ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát triển đội ngũ khuyến nông là cần thiết, bởi đây là lực lượng sẽ đồng hành với bà con nông dân, HTX trong quá trình đo đếm khí phát thải ở cơ sở và xây dựng các báo cáo MRV.

Thứ trưởng Nam, khẳng định, lực lượng này rất cần nâng cao trình độ, họ sẽ là người hướng dẫn quy trình canh tác, chuyển giao những công nghệ mới. Chúng tôi rất cần sự hợp tác của các doanh nghiệp, lực lượng khuyến nông là dư địa rất lớn để các doanh nghiệp hợp tác.

Việc thành lập nhóm công tác Đối tác công tư ngành hàng lúa gạo (Nhóm PPP về lúa gạo) là rất cần thiết và đúng lúc. Góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế và hướng tới nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo thông qua chuỗi giá trị.

Ngoài ra, Nhóm PPP về lúa gạo cũng hỗ trợ, tăng thu hút đầu tư và hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp, lương thực thông qua áp dụng công nghệ, kết nối đổi mới sáng tạo, mang lại lợi ích cho nông dân và nông nghiệp Việt Nam.

Việc phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, ổn định, lâu dài. Để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia. Trong đó, một trong những giải pháp then chốt được ưu tiên thực hiện là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, theo Báo Nông Nghiệp.

Gia Ngọc