Báo cáo ngành gạo - thị trường gạo mới nhất tháng 6/2022
Báo cáo ngành lúa gạo việt nam 2021 qua các quý II, III từ việc kinh doanh xuất khẩu trong nước so với các quốc gia khác theo số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO).
Báo cáo ngành gạo thường niên 6, 9 tháng đầu năm
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, tính tới thời điểm hiện tại, người dân trên cả nước đã bắt đầu gieo cấy lúa đông xuân khiến diện tích đất canh tác đã đạt 3.123,9 nghìn ha, tăng lên 21,8 nghìn ha so với mùa vụ năm ngoái.
Báo cáo ngành gạo cung cấp thông tin về tình hình giá cả, biến động thị trường gạo và các dự báo về ngành cả trong nước và quốc tế.
Năm 2019, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam không mấy khởi sắc vì nhu cầu từ các quốc gia nhập khẩu chính như Trung Quốc và Philippines đều giảm.
Theo dự báo của USDA, trong năm 2019, nhập khẩu gạo của Trung Quốc, Iraq và Hàn Quốc đồng loạt giảm trong năm 2019.
Cụ thể, nhập khẩu gạo năm 2019 của Trung Quốc dự kiến giảm 150.000 tấn xuống 3,25 triệu tấn vì nền kinh tế lớn nhất châu Á giảm thu mua từ các quốc gia trong khu vực.
Iraq giảm nhập khẩu 100.000 tấn gạo xuống 1,2 triệu tấn vì vụ mùa bội thu và tốc đốc đấu thầu chậm chạp.
Nhập khẩu gạo từ Thái Lan của Nam Phi dự kiến giảm 100.000 tấn xuống 1 triệu tấn sau khi quốc gia này cắt nhập khẩu gạo đồ từ Thái Lan.
Trong số các nhà nhập khẩu gạo, duy nhất Liên minh châu Âu (EU) ghi nhận khối lượng nhập khẩu tăng 100.000 tấn trong 2019 lên 2,1 triệu tấn, nhờ đợt thu mua lớn trong nửa đầu năm.
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 ước đạt 499.000 tấn với giá trị đạt 228 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,56 triệu tấn và 2,43 tỉ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với cùng kì năm 2018.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2019 đạt 435,6 USD/tấn, giảm 13,4% so với cùng kì năm 2018.
Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 với 35,1% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 1,89 triệu tấn và 773,8 triệu USD, gấp 2,9 lần về khối lượng và gấp 2,6 lần về giá trị so với cùng kì năm 2018.
9 tháng đầu năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là; Senegal (gấp 297 lần), Bờ Biển Ngà ( 81,8%), Australia ( 69,8%), Hong Kong ( 46,9%) và Iraq (32,7).
Báo cáo ngành gạo cập nhật tình hình giá lúa, gạo trong nước theo tháng
Theo đó, báo cáo ngành gạo dẫn nguồn Bộ NN&PTNT cho biết giá lúa, gạo tại khu vực ĐBSCL tăng nhẹ trong tháng 10 do nguồn cung lúa hàng hóa đang bị thu hẹp, với phần lớn diện tích lúa Thu Đông ở khu vực ĐBSCL đã được thu hoạch và tiêu thụ hết.
Trong khi gần đây hoạt động thu mua lúa cũng được nhiều tiểu thương và doanh nghiệp đẩy mạnh để đảm bảo nguồn hàng phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, cũng như phục vụ nhu cầu tại thị trường nội địa trong các tháng cuối năm.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa, gạo trong tháng 10 như sau:
Địa phương | Giống lúa, gạo | Giá lúa, gạo (đồng/kg) | Biến động tăng/giảm (đồng/kg) |
An Giang | lúa IR50404 | 4.800 | Tăng 500 |
lúa OM 5451 | 5.100 - 5.400 | - |
lúa OM4218 | 4.900 | Tăng 200 |
gạo IR50404 | 10.000 | - |
gạo chất lượng cao | 13.000 | - |
gạo thơm đặc sản jasmine | 14.000 | - |
Vĩnh Long | lúa Thu Đông | 4.300 | Tăng 200 |
gạo IR50404 | 12.000 | - |
gạo jasmine | 14.000 | - |
Kiên Giang | lúa IR50404 | 5.300 | Tăng 300 |
lúa OM 4218 | 5.500 – 5.700 | Tăng 300 |
lúa OM 6976 | 5.600 – 5.800 | Tăng 300 |
lúa Jasmine | 5.800 – 6.000 | - |