|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường Gạo quí II/2019: Nhu cầu tiêu thụ yếu, giá gạo dự báo tiếp tục giảm

21:28 | 25/07/2019
Chia sẻ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, giá lúa gạo trong nước tiếp tục giảm do nhu cầu tiêu thụ yếu, đồng thời chất lượng lúa hè thu kém nên không thu hút khách hàng.

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), chỉ số giá gạo FAO (2002-04 = 100) trung bình đạt 222,2 điểm vào tháng 6, tăng nhẹ so với tháng 5 và thấp hơn 2,8% so với cùng kì năm trước.

Ngoại trừ gạo thơm tăng nhẹ lên 223 điểm trong tháng 6 thì các loại gạo khác đều giảm hoặc không đổi so với cùng kì 2018.

Tình hình lúa gạo trong nước theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, tính đến hết tháng 6, cả nước đã gieo cấy được 5.328 nghìn ha lúa, giảm 1,1% so với cùng kì.

Về thu hoạch, sơ bộ năng suất lúa Đông xuân cả nước năm 2019 ước đạt 66 tạ/ha, sản lượng đạt 20,6 triệu tấn.

Một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã cho thu hoạch vụ lúa Hè Thu, diện tích đạt 287 nghìn ha, tăng 72% so với cùng kì năm ngoái. Sản lượng ước trên diện tích thu hoạch đạt 1,68 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo tháng 6 ước đạt 625.000 tấn với giá trị đạt 275 triệu USD. Tính đến cuối tháng 6, cả nước xuất khẩu đạt 3,39 triệu tấn với giá trị 1,5 tỉ USD, giảm 19% về giá trị so với cùng kì 2018.

Về thị trường nội địa, gạo trong nước vụ Đông Xuân có xu hướng tăng còn vụ Hè Thu lại giảm.

Theo dự báo của Bộ Công thương, dù đã có những nỗ lực trong thu mua và giữ giá lúa gạo đầu năm cho người trồng lúa, nhưng do chưa có những hợp đồng tập trung khối lượng lớn để dẫn dắt thị trường nên xuất khẩu gạo còn gặp nhiều khó khăn. 

Đây vẫn tiếp tục là nguyên nhân tạo ra áp lực tiêu thụ lúa hè thu trong thời gian tới. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho rằng, giá lúa gạo trong nước tiếp tục giảm do nhu cầu tiêu thụ yếu, chất lượng lúa hè thu kém nên không thu hút khách hàng.

Chi tiết về thị trường gạo quí II/2019 tại đây:

Minh Anh

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.