|
 Thuật ngữ VietnamBiz
TAGS

báo cáo ngành đường

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 8/2020: COVID-19 tiếp tục làm giảm nhu cầu khiến giá đường đi xuống

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 8/2020: COVID-19 tiếp tục làm giảm nhu cầu khiến giá đường đi xuống

Các thông tin về khả năng tăng cung đường từ các quốc gia sản xuất chính và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tiếp tục có tác động giảm đến nhu cầu sử dụng đường là những nguyên nhân của xu hướng giảm giá về cuối tháng 8.
Hàng hóa -17:34 | 21/09/2020
[Báo cáo] Thị trường đường tháng 7/2020: Giá đường tăng đột biến vào cuối tháng

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 7/2020: Giá đường tăng đột biến vào cuối tháng

Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng đến nhu cầu đường nhưng với mức độ nhẹ hơn khi lệnh phong tỏa các nước được gỡ bỏ. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh ở Brazil tạo áp lực vận chuyển cho các cảng, đẩy giá đường nội địa tăng theo.
Hàng hóa -07:15 | 26/08/2020
[Báo cáo] Thị trường đường quí II/2020: Tiêu thụ giảm đáng kể, giá đường chưa rõ xu hướng

[Báo cáo] Thị trường đường quí II/2020: Tiêu thụ giảm đáng kể, giá đường chưa rõ xu hướng

Thị trường đường toàn cầu vẫn chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19. Lượng đường tiêu thụ sụt giảm trong khi lưu thông hàng hóa gặp trở ngại. Giá đường thô hồi phục nhẹ vào tháng 6 nhưng chưa có xu hướng điều chỉnh rõ ràng trong thời gian tới.
Hàng hóa -23:05 | 26/07/2020
[Báo cáo] Thị trường đường tháng 5/2020: Ngành đường Việt Nam kết thúc buồn nhất trong 19 năm qua

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 5/2020: Ngành đường Việt Nam kết thúc buồn nhất trong 19 năm qua

Giá đường thế giới có chiều hướng tăng trong tháng 5, tuy nhiên ngành đường Việt Nam vẫn gặp khó. Thị trường trong nước trải qua niên vụ 2019/2020 với diện tích mía, số lượng nhà máy hoạt động và sản lượng mía đường thấp nhất trong 19 năm gần đây.
Hàng hóa -06:51 | 22/06/2020
[Báo cáo] Thị trường đường tháng 4/2020: Giá đường trong nước vẫn dưới giá thành sản xuất

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 4/2020: Giá đường trong nước vẫn dưới giá thành sản xuất

Chịu tác động từ dịch COVID-19 và sự kiện giá dầu tương lai âm, giá đường thế giới giảm nhẹ vào tháng 4. Trong khi đó, giá đường Việt Nam nằm dưới giá thành sản xuất do đường nhập chính ngạch (ATIGA) và đường Thái Lan gây áp lực.
Hàng hóa -16:14 | 22/05/2020
[Báo cáo] Thị trường đường quí I/2020: Hạn hán và dịch bệnh bủa vây ngành đường

[Báo cáo] Thị trường đường quí I/2020: Hạn hán và dịch bệnh bủa vây ngành đường

Nhiều nơi trên thế giới đã kết thúc niên vụ sản xuất mía nhưng tình hình khô hạn nên việc thu hoạch không năng suất. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu toàn cầu giảm mạnh và tạo áp lực cho giá đường.
Hàng hóa -16:30 | 27/04/2020
[Báo cáo] Thị trường đường tháng 2/2020: Dịch COVID-19 và thời tiết xấu tạo áp lực cho giá đường

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 2/2020: Dịch COVID-19 và thời tiết xấu tạo áp lực cho giá đường

Thị trường đường thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và diễn biến thời tiết bất lợi tại các quốc gia sản xuất đường lớn như Thái Lan, Australia, Ấn Độ. Giá đường đạt đỉnh giữa tháng 2 nhưng sau đó nhanh chóng rơi vào xu hướng giảm.
Hàng hóa -10:01 | 19/03/2020
Báo cáo thị trường đường tháng 1/2020: Giá đường cao nhất hai năm

Báo cáo thị trường đường tháng 1/2020: Giá đường cao nhất hai năm

Theo dữ liệu từ ISO, giá đường hàng ngày đạt 14,57 cents/lb ngày 23/1, cao nhất trong hai năm qua.
Hàng hóa -06:46 | 28/02/2020
Báo cáo thị trường đường năm 2019: Giá đường thấp, trăn trở nạn nhập lậu trước thềm ATIGA

Báo cáo thị trường đường năm 2019: Giá đường thấp, trăn trở nạn nhập lậu trước thềm ATIGA

Giá đường thế giới chỉ tăng khoảng 6% trong năm 2019. Giá đường trong nước giảm nhẹ, tiêu thụ kém do hoạt động đường lậu vẫn hoành hành. Trong khi đó, hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 sẽ đưa thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam về 0%.
Hàng hóa -06:51 | 07/02/2020
Báo cáo thị trường đường tháng 11/2019: Giá đường quốc tế biến động mạnh

Báo cáo thị trường đường tháng 11/2019: Giá đường quốc tế biến động mạnh

Báo cáo thị trường đường tháng 11 ghi nhận giá đường giao ngay và đường trắng dao động mạnh trong nửa đầu tháng. Mức giá giao ngay trung bình tháng đạt 12,79 cent/lb, tăng nhẹ so với tháng trước.
Hàng hóa -20:41 | 12/01/2020
Báo cáo thị trường đường tháng 10/2019: Giá đường thô và đường trắng thế giới cao nhất hai tháng

Báo cáo thị trường đường tháng 10/2019: Giá đường thô và đường trắng thế giới cao nhất hai tháng

Báo cáo ngành đường tháng 10 ghi nhận giá đường thô và đường trắng thế giới tăng đáng kể. Các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, khối Liên minh châu Âu (EU) vẫn tăng cường nhập khẩu đường. Trong khi đó, giá đường tại Việt Nam cao hơn Thái Lan từ 100.000 - 200.000 đồng/tấn.
Hàng hóa -06:46 | 23/12/2019
USDA: Báo cáo ngành đường dự báo thị trường toàn cầu tháng 12/2019

USDA: Báo cáo ngành đường dự báo thị trường toàn cầu tháng 12/2019

USDA dự kiến sản lượng đường của Mỹ sụt giảm, nhập khẩu từ Mexico đạt mức cao nhất từ niên vụ 2013/2014. Trong khi đó, sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc có thể tác động đến giá đường thế giới.
Hàng hóa -18:51 | 17/12/2019
[Báo cáo] Thị trường đường quí III/2019: Giá đường vẫn yếu, sản lượng suy giảm?

[Báo cáo] Thị trường đường quí III/2019: Giá đường vẫn yếu, sản lượng suy giảm?

Giá đường thế giới và Việt Nam phục hồi nhẹ vào cuối tháng 9 nhưng vẫn giảm so với cùng kì niên vụ trước. Sản lượng đường toàn cầu vụ 2019/2020 ước tính giảm còn 172 triệu tấn.
Hàng hóa -07:00 | 31/10/2019
[Báo cáo] Thị trường đường tháng 8/2019: Giá trong nước ổn định, sản lượng niên vụ 2019/2020 dự kiến 1 triệu tấn

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 8/2019: Giá trong nước ổn định, sản lượng niên vụ 2019/2020 dự kiến 1 triệu tấn

Thị trường đường thế giới tháng 8 ghi nhận giá đường thô giao ngay đầu tháng ở mức 12,85 cent/lb và giảm mạnh xuống 11,92 cent/lb vào cuối tháng. Tuy nhiên, giá đường trong nước không biến động nhiều, nạn nhập lậu vẫn khó kiểm soát. Sản lượng đường niên vụ 2019/2020 dự kiến khoảng 1 triệu tấn.
Hàng hóa -15:32 | 25/09/2019
[Báo cáo] Thị trường đường tháng 7/2019: Giá tăng, áp lực từ đường lậu

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 7/2019: Giá tăng, áp lực từ đường lậu

Thị trường đường thế giới nửa đầu tháng 7 khá ổn định, tuy nhiên, giá đường trong nước có xu hướng tăng nhẹ. Việc nhập lậu nhiều gây áp lực đến mặt bằng giá. Hiện giá ở phía Bắc, Nam Trung Bộ bị ảnh hưởng nhiều nhất do năng suất thấp hơn phía Nam.
Hàng hóa -19:28 | 23/08/2019
Báo cáo thị trường đường mới nhất tháng 6/2022

Báo cáo thị trường đường mới nhất tháng 6/2022

Số lượng nhà sản xuất trên thị trường cung đường nội địa sẽ giảm, những doanh nghiệp có lợi thế nhất định và biết thay đổi tư duy sản xuất sẽ có thể tồn tại và phát triển…

Khái quát Báo cáo ngành đường trong nước và thế giới

Việt Nam

Sức cạnh tranh kém của ngành mía đường Việt Nam bắt nguồn từ phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu: giống mía nhập nội chiếm đa số nên tính thích nghi không cao, chi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật ứng dụng còn thấp, vùng trồng bị phân tán nên khó có điều kiện cơ giới hoá canh tác, số lượng nhà máy đường nhiều nhưng năng lực sản xuất thấp. Các doanh nghiệp mía đường cần sự thay đổi về tư duy sản xuất để có thể tồn tại trước làn sóng đào thải sắp tới.

Thế giới

Ngành công nghiệp sản xuất đường do thâm dụng lao động nên được bảo hộ rộng rãi trên toàn thế giới. Đường có thể được sản xuất từ hai loại nguyên liệu chính là mía và củ cải đường và trong giai đoạn 10 năm qua, hoạt động sản xuất đường có sự chuyển dịch về phía các quốc gia sản xuất đường mía trong khi diện tích củ cải đường ngày càng bị thu hẹp. Đường mía có sức cạnh tranh hơn đường củ cải. 

Trong giai đoạn 10 năm qua, tổng cung đường tăng trưởng với tốc độ 2,1%/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng trung bình khoảng 1,9%/năm. Trong 4 vụ liên tiếp gần đây, sản xuất đường lớn hơn tiêu thụ dẫn đến tồn kho tích luỹ tăng cao. Tuy nhiên thị trƣờng đƣờng thế giới đƣợc dự báo sẽ có dấu hiệu cải thiện nhẹ từ niên vụ 2013/14 trở đi khi tiêu dùng tăng trong khi sản lượng sản xuất lại giảm (2,3% so với -0,7%).

Báo cáo ngành đường cung cấp thông tin về diễn biến giá đường, sản lượng, tình hình xuất, nhập khẩu cũng như các sự kiện quan trọng liên quan và dự báo về ngành trên thế giới và trong nước.

Thống kê từ các báo cáo khác nhau, có hơn 120 quốc gia trên toàn cầu trồng mía.

Điển hình như tại Brazil, lũy kế đến ngày 1/10, lượng mía nghiền của Brazil tăng hơn 12,5 triệu tấn so với cùng kì năm trước (2,7%), đạt gần 473 triệu tấn, sản lượng đường giảm 2,4%. Các nhà máy Brazil chỉ sử dụng 35% lượng mía cho sản xuất đường trong năm nay, còn lại tập trung vào ethanol do giá đường thấp, theo Hiệp hội Công nghiệp Mía đường Brazil (UNICA).

Công ty Biosev dự kiến sản lượng đường khu trung tâm Nam Brazil niên vụ 2019/2020 giảm nhẹ còn 25,9 triệu tấn so với 26,5 triệu tấn trong vụ trước. Tuy nhiên, niên vụ 2020/2021 có thể tăng lên 28 triệu tấn đường với sản lượng mía khoảng 596 triệu tấn.

Ấn Độ, một trong những nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới, ghi nhận mùa ép mía vụ 2019/2020 của Maharashtra dự kiến sẽ bị trì hoãn hơn một tháng cho đến giữa tháng 11, nhưng điều này không có khả năng ảnh hưởng đến giá đường do dự trữ đường dồi dào.

Một số thông tin trong ngành cho biết, sản lượng đường tại Ấn Độ trong niên vụ 2019/2020 có thể giảm xuống mức dưới 27 triệu tấn, so với mức 32,9 triệu tấn trong niên vụ trước.

Cụ thể, chủ tịch Hiệp hội các nhà máy đường Tây Ấn (WISMA) cho biết, việc trồng mía đã bị ảnh hưởng bởi khô hạn vào đầu gió mùa tháng 6 và lượng mưa quá lớn vào tháng 8. Sản lượng mía đường niên vụ 2019/2020 dự kiến giảm hơn 20% so với năm trước, còn 26,3 triệu tấn.

Nguyên nhân là ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, lượng mưa tại bang sản xuất mía hàng đầu của Ấn Độ - Uttar Pradesh đang đạt dưới mức trung bình. Thời tiết tại vùng canh tác mía đường phía Tây tỉnh Maharashtra (Ấn Độ) những ngày cuối tháng 9 có nắng ấm, không mưa, độ ẩm trung bình trong không khí ở mức 63%.

Bang Maharashtra ước tính chỉ sản xuất được 5,5 triệu tấn đường, giảm 48,5% so với năm trước, trong khi sản lượng của Karnataka có thể giảm 23% xuống còn 3,3 triệu tấn. Hầu hết sản phẩm mía đến từ các khu vực Punjab, Bihar, Uttar Pradesh và Maharashtra.

Báo cáo ngành đường cung cấp số liệu mới nhất về giá

Cụ thể, báo cáo ngành đường cho biết giá đường thô và đường trắng khá yếu trong nửa đầu tháng 9 trên thị trường thế giới. Trong khi đó, hợp đồng tương lai đường thô ở New York và London kết thúc tháng với mức tăng đáng kể.

Theo báo cáo của ISO Sugar (ISA), giá đường thô giao ngay bắt đầu tháng 9 ở mức 11,52 cent/pound và tăng nhẹ lên 12,75 US cent/lb vào cuối tháng. Trung bình tháng là 12,39 US cent/pound, tăng nhẹ so với tháng trước.

Tương tự, chỉ số giá đường trắng ISO (Nominal White Sugar Premium) dao động từ 334,85 USD/tấn vào đầu tháng và giảm dần còn 309,15 USD/tấn.

Trên thị trường nội địa, dự kiến một số nhà máy đường ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vào vụ khoảng giữa tháng 10, nhưng tiêu thụ đường đang gặp khó khăn, vì vậy có thể lùi lịch vào vụ muộn hơn kế hoạch.

Tổng cục Quản lý thị trường/Bộ Công Thương mở đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh mặt hàng đường cát cuối năm 2019. Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 15/9 đến hết ngày 31/12/2019 tại các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Nếu tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại được kiểm soát, giá đường trên thị trường trong tháng 10 có khả năng giữ và phục hồi nhẹ.

Bước vào những tháng giáp vụ, giá bán buôn đường trên thị trường có xu hướng nhích nhẹ. Giá bán buôn đường kính trắng ở mức 11.800 – 12.500 đồng/kg, tăng khoảng 100 - 200 đồng/kg so tháng trước (tăng 10% so với đầu năm và cùng kì năm trước).

Đường tinh luyện ở mức 12.600 – 12.900 đồng/kg (tăng khoảng 6,7% so với đầu năm nhưng giảm nhẹ khoảng 3% so với cùng kì năm trước).

Giá đường lậu Thái Lan trong tháng 9 như sau: tại TP HCM khoảng 11.800 – 10.900 đồng/kg, Đông Hà ghi nhận 10.500 đồng/kg, Lao Bảo 10.000 đồng/kg, biên giới Tây Nam khoảng 10.500 đồng/kg, tại Huế và Đồng Hới trong khoảng 10.700 – 10.900 đồng/kg, tại một số tỉnh miền Bắc (Nghệ An, Nam Định): 10.800 – 11.300 đồng/kg.