|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 5/2020: Ngành đường Việt Nam kết thúc buồn nhất trong 19 năm qua

06:51 | 22/06/2020
Chia sẻ
Giá đường thế giới có chiều hướng tăng trong tháng 5, tuy nhiên ngành đường Việt Nam vẫn gặp khó. Thị trường trong nước trải qua niên vụ 2019/2020 với diện tích mía, số lượng nhà máy hoạt động và sản lượng mía đường thấp nhất trong 19 năm gần đây.

Tháng 5, giá đường giao ngay và đường trắng có xu hướng tích cực nhờ sự phục hồi của giá dầu (giá dầu tăng 64% và giá xăng tăng 38%). Một lượng lớn giao dịch đường thế giới được chuyển qua Brazil, sau vụ thu hoạch kém ở Ấn Độ và Thái Lan. Dù vậy, quốc gia Nam Mỹ này đang ghi nhận các ca mắc COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Dự kiến, khối lượng xuất khẩu đường của Brazil sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 6.

[Báo cáo] Thị trường đường tháng 5/2020: Ngành đường Việt Nam kết thúc buồn nhất trong 19 năm qua - Ảnh 1.

Diễn biến giá đường thế giới từ đầu năm. Nguồn: ISO Sugar

Tại Việt Nam, các biện pháp giãn cách xã hội đã tạm ngừng từ đầu tháng 5, do đó, tiêu thụ đường cũng dần hồi phục. Các nhà máy đã kết thúc vụ ép 2019/2020 và đa số doanh nghiệp mía đường tiếp tục lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. 

Sản lượng lũy kế từ đầu vụ đến khi kết thúc vụ ép đạt hơn 7,3 triệu tấn mía và sản xuất được 769.169 tấn đường các loại. Đây là năm có diện tích mía, số lượng nhà máy hoạt động và sản lượng mía đường thấp nhất trong 19 năm gần đây (tính từ thời điểm ghi nhận số liệu sản xuất năm 2000), theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA).

Đường tồn kho không bán được và cần nguồn tiền để trang trải chi phí sản xuất, trong đó có tiền mía và tiền lương cho người lao động. Trong khi đó, đường và chất tạo ngọt được nhập về ồ ạt. Nguồn cung đường dư thừa khiến giá đường có xu hướng giảm về cuối tháng.

Chi tiết Báo cáo thị trường đường tháng 5/2020 tại đây:


Đan Thanh