Cạnh tranh 'Dog Eat Dog' là gì? Nguồn gốc và nguyên lí hoạt động
Dog Eat Dog
Khái niệm
Dog Eat Dog hay còn được gọi là Cutthroat Competition.
Dog Eat Dog là một thành ngữ đề cập tới sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Trong hoàn cảnh này, không công ty nào có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh ngoại trừ bằng cách cạnh tranh về giá cả. Cách cạnh tranh khốc liệt như vậy thường dẫn đến tỉ suất lợi nhuận rất thấp.
Thị trường Dog Eat Dog là thị trường mà trong đó mức độ cạnh tranh cao đến mức các bên tham gia cạnh tranh có thể làm tổn hại đến cả những lí tưởng của họ hay tham gia vào các hành vi phi đạo đức hoặc thậm chí là bất hợp pháp để tăng doanh số.
Nguồn gốc
Thuật ngữ này bắt nguồn từ hành vi của hai con chó đói tranh dành nhau một mẩu thịt, chúng sẽ chiến đấu với nhau rất khốc liệt, thậm chí tới mức độ có thể giết đối thủ để dành được chiến lợi phẩm. Một hành vi cạnh tranh có thể được xếp vào hạng Dog Eat Dog là cuộc chiến giá cả (Price war).
Nguyên lí hoạt động
Dưới sự cạnh tranh Dog Eat Dog, các công ty tham gia cạnh tranh có thể sẽ hoạt động với nguyên lí như sau, mỗi lần đối thủ bán được hàng đồng nghĩa là một lần công ty mất mát (và ngược lại), như vậy mục tiêu cuối cùng của sự cạnh tranh này là tiêu diệt đối thủ cạnh tranh.
Hành vi như vậy biểu hiện cho trò chơi có tổng bằng không (Zero-sum game) và bỏ qua thực tế rằng các công ty cạnh tranh nên tập trung vào việc phục vụ khách hàng với sản phẩm chất lượng nhất có thể và tối đa hoá hiệu quả, năng suất của chính họ.
Loại bỏ cạnh tranh Dog Eat Dog
Một công ty tốt nhất là nên xây dựng một con hào kinh tế (Economic moat) xung quanh sản phẩm của họ, bảo vệ được giá của sản phẩm. Một công ty có thể tạo ra các hàng rào gia nhập ngành của mình thông qua quảng cáo, tạo lòng tin cho khách hàng, bảo vệ sở hữu trí tuệ quan trọng và những giá trị khác.
Lựa chọn đầu tư
Các nhà đầu tư nhìn chung nên tránh đầu tư vào các công ty đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt này. Ví dụ, trong ngành hàng không đã phải đối mặt với cuộc chiến giá cả và lợi nhuận thấp trong lịch sử, đó là lí do tại sao cổ phiếu của các công ty này thường kém xa với những cổ phiếu phổ biến nhất thời bấy giờ.
(Tài liệu tham khảo: Dog Eat Dog, Investopedia)