|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phục hồi không tạo ra việc làm (Jobless Recovery) là gì?

18:02 | 15/04/2020
Chia sẻ
Phục hồi không tạo ra việc làm (tiếng Anh: Jobless Recovery) là giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau suy thoái mà không làm giảm được tỉ lệ thất nghiệp.
Phục hồi không tạo ra việc làm (Jobless Recovery) là gì? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Origo)

Phục hồi không tạo ra việc làm

Khái niệm

Phục hồi không tạo ra việc làm trong tiếng Anh là Jobless Recovery.

Phục hồi không tạo ra việc làm là giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau suy thoái mà không làm giảm được tỉ lệ thất nghiệp. 

Phục hồi không tạo ra việc làm có thể xảy ra bởi biện pháp phản ứng với suy thoái kinh tế của các công ty bằng cách giảm lực lượng lao động. Chẳng hạn như thuê ngoài lao động hoặc đầu tư vào tự động hóa. 

Nội dung về phục hồi không tạo ra việc làm

Khi nền kinh tế thu hẹp lại, các công ty bị giảm doanh thu. Để đáp ứng điều này, họ phải thích nghi bằng cách tăng giá, giành thị phần hoặc cắt giảm chi phí. 

Đối với hầu hết các công ty, việc tăng giá và giành thị phần là điều khó khăn ngay cả trong thời điểm thuận lợi nhất, chứ không nói đến lúc nền kinh tế bị thu hẹp. Vì lí do đó, hầu hết các công ty sẽ chọn cắt giảm chi phí để tồn tại trong thời kì kinh tế khó khăn. 

Một trong những chi phí lớn nhất cho các doanh nghiệp là tiền lương của nhân viên, do đó, không thể tránh khỏi việc nhiều công ty sẽ phản ứng với suy thoái kinh tế bằng cách sa thải nhân viên hoặc chuyển việc làm sang cho lực lượng lao động ít tốn kém hơn (ví dụ như thuê ngoài).

Cuối cùng khi nền kinh tế phục hồi, không có gì đảm bảo rằng các công ty đó sẽ đảo ngược quyết định của họ và thuê lại những người lao động mà họ đã sa thải trong thời kì suy thoái. Do đó, người lao động có thể cảm thấy họ bị bỏ lại phía sau bởi một nền kinh tế đang phát triển: mặc dù lợi nhuận và GDP có thể tăng trở lại, thu nhập của người lao động cá nhân có thể không được cải thiện. 

Ví dụ thực tế về phục hồi không tạo ra việc làm 

Giả sử bạn sở hữu một doanh nghiệp sản xuất và phân phối công nghiệp. Bạn có một nhà máy sử dụng 25 thợ máy, một trung tâm phân phối sử dụng 50 công nhân kho, và một trụ sở sử dụng 25 nhân viên hành chính. Tổng chi phí tiền lương cho ba cơ sở lần lượt là 1,25 triệu đô la, 1,75 triệu đô la và 600.000 đô la. Tổng số tiền là 3,6 triệu đô la.

Công ty của bạn kiếm được 20 triệu đô la doanh thu và có tỉ suất lợi nhuận gộp là 20%. Sau khi trang trải chi phí tiền lương, tiền thuê và các chi phí khác, bạn còn lại khoản lãi trước thuế khoảng 300.000 đô la. 

Nhưng thật không may, trong năm tiếp theo kinh tế rơi vào suy thoái và tháng đầu tiên tạo ra doanh thu thấp hơn 25% so với cùng kì năm ngoái. Bạn dự đoán rằng nếu xu hướng tiếp tục, bạn sẽ chỉ tạo ra doanh thu 15 triệu đô la. Nếu không kiểm soát, điều này sẽ dẫn đến một khoản lỗ rất lớn và có khả năng sẽ buộc công ty phá sản, khiến tất cả 85 nhân viên mất việc.

Bởi vì chi phí thuê là cố định do các hợp đồng thuê của bạn, lựa chọn duy nhất của bạn là tăng giá, giành được khách hàng mới, giảm chi phí hoạt động hoặc giảm chi phí tiền lương. 

Xác định rằng giá cả hoặc thị phần tăng trưởng sẽ không thể thực hiện được trong môi trường kinh tế hiện tại, và chi phí hoạt động đã giảm xuống mức thấp nhất có thể, bạn kết luận rằng cách duy nhất để duy trì sự tồn tại của công ty là giảm mạnh chi phí tiền lương. 

Cuối cùng, bạn mua 5 robot nhà máy và sa thải 22 thợ máy; ba thợ máy còn lại là những người có trình độ kĩ thuật cao nhất, giờ đây họ sẽ chịu trách nhiệm vận hành robot. Bạn tin rằng tổng số tiền tiết kiệm sẽ là 1 triệu đô la, sau khi tính cả chi phí bảo trì cho các robot mới. 

Tiếp đến, bạn thực hiện các thay đổi tương tự tại kho, loại bỏ 35 vị trí và đưa vào 15 robot mới, tiết kiệm thêm 1 triệu đô la hàng năm. Cuối cùng, bạn thuê ngoài 7 trong số 10 công việc hành chính từ một nhà cung cấp dịch vụ gia công chi phí thấp, giúp tiết kiệm khoảng 300.000 đô la. Với tất cả điều này, bạn đã giảm chi phí tiền lương khoảng 2,3 triệu đô la. 

5 năm sau, doanh thu đã dần hồi phục về mức trước suy thoái. Tuy nhiên, tổng số nhân viên của bạn vẫn tương đương như lúc bạn thực hiện cắt giảm để giảm chi phí tiền lương. Trên thực tế, doanh nghiệp của bạn bây giờ có lợi nhuận cao hơn nhiều so với trước khi suy thoái, có nghĩa là bạn không có động lực để đảo ngược những thay đổi bạn đã thực hiện và thuê lại những nhân viên bị sa thải.

Nếu bạn nhân ví dụ này với hàng triệu công ty tồn tại ở đất nước mình, bạn có thể hiểu được làm thế nào sự phục hồi kinh tế có thể xảy ra mà không cần phục hồi số lượng việc làm, dẫn đến sự phục hồi không tạo ra việc làm

(Theo Investopedia)

Ích Y

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.