|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cho vay cắt cổ (Predatory lending) là gì?

14:00 | 19/01/2020
Chia sẻ
Cho vay cắt cổ (tiếng Anh: Predatory lending) là những hành vi vô đạo đức nhằm lôi kéo, xúi giục và hỗ trợ người đi vay với các khoản vay có phí cao, lãi suất cao, tước vốn của người vay hoặc đặt người vay vào khoản vay tín dụng thấp hơn vì lợi ích của người cho vay.
0*rrnXufcNyUg0zPb6

Hình minh họa. Nguồn: medium

Cho vay cắt cổ (Predatory lending)

Định nghĩa

Predatory lending tạm dịch ra tiếng Việt là cho vay cắt cổ hay cho vay nặng lãi.

Cho vay cắt cổ bao gồm những hành vi vô đạo đức nhằm lôi kéo, xúi giục và hỗ trợ người đi vay với các khoản vay có phí cao, lãi suất cao, tước vốn của người vay hoặc đặt người vay vào khoản vay tín dụng thấp hơn vì lợi ích của người cho vay.

Các chương trình cho vay cắt cổ mang tính bất lương mới lạ và đa dạng rất phổ biến trong đời sống hiện nay.

Giải thích cho vay cắt cổ

- Người tiêu dùng có kiến thức tìm kiếm những khoản vay thế chấp không phải là đối tượng nhắm đến của các tổ chức cho vay cắt cổ. Ngoài ra, việc trở nên hiểu biết hơn về tài chính cũng giúp người vay phát hiện ra những dấu hiệu cần chú ý và tránh xa kẻ cho vay đáng ngờ. Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ (HUD) đã và đang thực hiện các biện pháp để chống lại việc cho vay cắt cổ.

- Cần hiểu rõ cho vay cắt cổ khác với Redlining (tạm dịch: tái phân bổ).

*Redlining là một hoạt động vô đạo đức không cho cư dân ở một số khu vực nhất định tiếp cận với các khoản vay và dịch vụ tài chính dựa trên chủng tộc hoặc sắc tộc.

Điều này thể hiện rõ trong việc từ chối có hệ thống các khoản thế chấp, bảo hiểm, cho vay và các dịch vụ tài chính khác dựa trên khu vực địa lí thay vì chất lượng và uy tín tín dụng của một cá nhân. Hiểu theo cách đơn giản nhất, tái phân bổ là việc loại trừ một cách tùy tiện các nhóm khách hàng nhất định, thường là những người ở các khu phố nghèo ra khỏi những hoạt động kinh tế như vay tiền hoặc mua bất động sản.

Tác động của các khoản cho vay cắt cổ

- Cho vay cắt cổ là phương thức cho vay mang lại lợi ích cho người cho vay mà không quan tâm đến khả năng trả nợ của người vay. Những chiến thuật cho vay này thường cố gắng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người vay về các khoản vay, các điều khoản hoặc hiểu biết về tài chính.

- Các trung tâm cho vay cắt cổ truyền thống thường liên quan đến các khoản thế chấp nhà. Vì các khoản vay mua nhà được thế chấp bằng tài sản thực của người vay, người cho vay không chỉ kiếm lợi nhuận từ các khoản vay mà còn có thể tịch thu hoặc bán nhà trong trường hợp người vay không trả được nợ.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Lan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.