|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chênh lệch động (Dynamic Gap) là gì? Hạn chế của Chênh lệch động

19:58 | 20/04/2020
Chia sẻ
Chênh lệch động (tiếng Anh: Dynamic Gap) là một phương pháp đo lường mức chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của các ngân hàng, có giá trị luôn thay đổi dựa trên các thay đổi trong các mục tài sản và nợ.
Chênh lệch động (Dynamic Gap) là gì? Hạn chế của Chênh lệch động  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Chênh lệch động

Khái niệm

Chênh lệch động trong tiếng Anh là Dynamic Gap.

Chênh lệch động là một phương pháp đo lường mức chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của các ngân hàng, có giá trị luôn thay đổi dựa trên các thay đổi trong các mục tài sản và nợ. 

Chênh lệch động luôn trong quá trình mở rộng và thu hẹp giá trị, do các khoản tiền gửi vào ngân hàng luôn được thực hiện và rút ra. 

Đặc điểm Chênh lệch động  

Chênh lệch động là khái niệm đối nghịch với chênh lệch tĩnh

Trong khi chênh lệch tĩnh là thước đo sự khác biệt giá trị giữa tài sản ngân hàng (tiền nắm giữ) và nợ phải trả (tiền đã vay hay có độ nhạy với lãi suất), tại một thời điểm nhất định. Chênh lệch động cố gắng đo sự chênh lệch này khi thời gian thay đổi. 

Vì mức chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của các ngân hàng luôn thay đổi, phân tích chênh lệch động bù đắp thiếu sót của chênh lệch tĩnh bằng việc tính đến tác động của sự biến động theo thời gian. 

Bởi vì các ngân hàng phụ thuộc đáng kể vào các khoản vay mà họ cung cấp cho khách hàng, cũng như các khoản nợ các công ty tài chính khác, việc quản lí mức độ rủi ro lãi suất là một phần quan trọng trong qui trình phan tích chênh lệch động.   

Phân tích Chênh lệch động 

Phân tích chênh lệch động đòi hỏi phải theo dõi tất cả các khoản vay đến và đi khỏi một công ty tài chính.

Lãi suất cho vay khi vay từ một ngân hàng khác có thể sẽ khác biệt đáng kể so với lãi suất cho vay của ngân hàng cho một doanh nghiệp nhỏ vay vốn. 

Khi các khoản vay khác nhau được mở và đóng lại, việc tuân theo các tỉ lệ lãi suất là rất quan trọng để giữ cho tài sản và nợ phải trả của các ngân hàng đúng theo trình tự. Việc dự báo số tiền gửi được rút ra bởi các khách hàng cũng rất quan trọng.

Nguyên nhân là do việc rút tiền với giá trị quá lớn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mức dự trữ vốn mà ngân hàng nắm giữ tại bất kì thời điểm nào. 

Dù không thể xác định được thời điểm rút tiền từ các khách hàng khác nhau, các ngân hàng luôn cần chuẩn bị cho kịch bản rút tiền xấu nhất bất cứ lúc nào, để hạn chế tối đa tác động của chúng.   

Hạn chế của Chênh lệch động 

Hạn chế của các loại chênh lệch lãi suất, bao gồm cả chênh lệch động, là hệ quả của các quyền chọn đính kèm trong các sản phẩm ngân hàng. 

Các quyền chọn này thường được đính kèm trong các sản phẩm tài chính, điển hình như các khoản vay lãi suất thả nổi có giới hạn về lãi suất khách hàng phải trả.  

Một số quyền chọn khác được gọi là quyền chọn ngầm, như cho phép khách hàng đàm phán lại tỉ lệ lãi suất cố định của khoản vay khi lãi suất giảm. 

Trong môi trường cạnh tranh, các ngân hàng thường có xu hướng tuân thủ các yêu cầu được đưa ra từ phía khách hàng, vì họ không muốn từ bỏ doanh thu từ các sản phẩm khác đi kèm.   

Quyền chọn đính kèm, cho dù nổi bật hay tiềm ẩn, đều gây ra những thay đổi trong lãi suất. Ví dụ nếu tỉ lệ lãi suất thả nổi đạt đến giới hạn trần của quyền chọn giới hạn lãi suất đính kèm, tỉ lệ lãi suất của khoản vay sẽ trở thành cố định. 

Ngược lại, khi thỏa thuận lại tỉ lệ khoản vay có lãi suất cố định, tỉ lệ cố định ban đầu sẽ trở tỉ lệ lãi suất thả nổi. 

Bởi vì mức chênh lệch lãi suất dựa trên giá trị của lãi suất, chúng không xem xét đến việc thay đổi trạng thái từ lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi, và ngược lại.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.