|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chênh lệch lợi suất tĩnh (Static Spread) là gì? Xác định Chênh lệch lợi suất tĩnh

15:36 | 19/04/2020
Chia sẻ
Chênh lệch lợi suất tĩnh (tiếng Anh: Static Spread) là mức chênh lệch lợi suất không đổi nằm trên đường cong lợi suất giao ngay kho bạc, tương đương với việc giá trái phiếu bằng với giá trị hiện tại của dòng tiền trái phiếu.
Chênh lệch lợi suất tĩnh (Static Spread) là gì? Xác định Chênh lệch lợi suất tĩnh  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Chênh lệch lợi suất tĩnh

Khái niệm

Chênh lệch lợi suất tĩnh trong tiếng Anh là Static Spread.

Chênh lệch lợi suất tĩnh là mức chênh lệch lợi suất không đổi nằm trên đường cong lợi suất giao ngay kho bạc, bằng giá trái phiếu bằng trên giá trị hiện tại của dòng tiền trái phiếu. 

Nói cách khác, mỗi dòng tiền được chiết khấu theo lợi suất giao ngay trái phiếu kho bạc cộng với mức chênh lệch lợi suất tĩnh.       

Chênh lệch lợi suất tĩnh là một mức chênh lệch không biến động (Z-spread).    

Đặc điểm Chênh lệch lợi suất tĩnh 

Chênh lệch lợi suất là sự khác biệt về lợi suất giữa hai đường cong lợi suất. 

Các điểm lợi suất trên đường cong lợi suất bao gồm lợi suất tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc trung hạn và trái phiếu kho bạc dài hạn, còn được gọi là lợi suất giao ngay kho bạc. 

Mức chênh lệch lợi suất tĩnh là mức lợi suất sẽ nhận được từ trái phiếu không phải do kho bạc phát hành, cao hơn mức lãi suất của trái phiếu kho bạc có thời gian đáo hạn tương tự. 

Ví dụ, một nhà đầu tư so sánh đường cong lợi suất kho bạc với đường cong lợi suất của một công ty. Lãi suất của trái phiếu kho bạc kì hạn 2 năm là 2,49% và lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp 2 năm tương đương là 3,49%. 

Chênh lệch lợi suất tĩnh là mức chênh lệch giữa hai tỉ lệ lợi suất trên, đó là, 1% hay 100 điểm phần trăm. Lưu ý mức chênh lệch lợi suất được cho là không đổi và giống nhau trong bất kì thời kì nào. 

Xác định Chênh lệch lợi suất tĩnh 

Chênh lệch lợi suất tĩnh của điểm phần trăm có nghĩa là nếu thêm 100 điểm phần trăm (1%) vào lợi suất giao ngay kho bạc để chiết khấu dòng tiền của trái phiếu (thanh toán lãi và trả nợ gốc), sẽ làm cho giá của trái phiếu bằng với giá trị hiện tại của dòng tiền

Mỗi dòng tiền sẽ được chiết khấu với mức tỉ lệ gộp của lợi suất giao ngay kho bạc áp dụng cho cùng kì thanh toán của dòng tiền, cộng với 100 điểm phần trăm. Chênh lệch lợi suất tĩnh được xác định bằng phương pháp thử và sai. 

Nhà phân tích hoặc nhà đầu tư sẽ phải thử các số khác nhau để tìm ra mức lợi suất phù hợp, sao cho khi thêm vào giá trị hiện tại của dòng tiền của trái phiếu phi kho bạc, được chiết khấu theo lợi suất giao ngay của kho bạc, sẽ bằng với giá của chứng khoán đó. 

Giả sử lấy đường cong lợi suất kho bạc và cộng thêm 50 điểm phần trăm cho mỗi tỉ lệ lợi suất trên đường cong. 

Nếu lợi suất giao ngay kho bạc 2 năm là 2,49%, tỉ lệ chiết khấu sẽ được sử dụng để tìm giá trị hiện tại của dòng tiền là 2,99% (= 2,49% + 0,5%).   

Sau khi đã tính giá trị hiện tại cho tất cả các dòng tiền, xem xét xem liệu chúng có bằng giá của trái phiếu hay không. 

Nếu có thì đó chính là mức chênh lệch lợi suất tĩnh, nếu không, nhà đầu tư cần xác định mức chênh lệch mới cho đến khi giá trị hiện tại của các dòng tiền đó bằng với giá trái phiếu. 

Ứng dụng của Chênh lệch lợi suất tĩnh  

Chênh lệch lợi suất tĩnh khác với chênh lệch lợi suất danh nghĩa ở chỗ chênh lệch lợi suất danh nghĩa chỉ được tính ở một điểm nằm trên đường cong lợi suất kho bạc, trong khi chênh lệch lợi suất tĩnh được tính bằng cách sử dụng nhiều lợi suất giao ngay trên đường cong.   

Chênh lệch lợi suất tĩnh thường được sử dụng cho các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) và các trái phiếu với các quyền chọn đính kèm khác. 

Mức chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn (OAS) thường được sử dụng để định giá trái phiếu với các quyền chọn đính kèm

Về cơ bản nó là một chênh lệch lợi suất tĩnh được tính dựa trên nhiều mức lãi suất dự kiến khác nhau và tỉ lệ trả trước tương đương với từng mức lãi suất đó. 

Mức chênh lệch lợi suất tĩnh cũng được sử dụng rộng rãi trong thị trường hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Nó được xem là một thông số đo lường mức chênh lệch tín dụng tương đối không nhạy cảm với các đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp hoặc chính phủ.

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Nên bỏ tiền vào tài sản đầu tư nào: Vàng, chứng khoán hay bất động sản?
Rót tiền vào đâu luôn là mối quan tâm thường trực của các nhà đầu tư. Việc quyết định đầu tư vàng, cổ phiếu hay bất động sản... phụ thuộc vào tình hình vĩ mô cùng những thông tin kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Tuy nhiên, không có công thức chung nào cho tất cả. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp với bối cảnh kinh tế và khẩu vị của bản thân nhằm gia tăng lợi nhuận.