|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chênh lệch giá ghi nợ (Debit Spread) là gì? Cách sử dụng chiến lược Chênh lệch giá ghi nợ

17:13 | 12/02/2020
Chia sẻ
Chênh lệch giá ghi nợ (tiếng Anh: Debit Spread) là một chiến lược quyền chọn liên quan đến việc mua và bán đồng thời các quyền chọn cùng loại với các mức giá khác nhau yêu cầu một dòng tiền ra ròng.
Chênh lệch giá ghi nợ (Debit Spread) là gì? Cách sử dụng chiến lược Chênh lệch giá ghi nợ - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Tradeoptionswithme.com

Chênh lệch giá ghi nợ

Khái niệm

Chênh lệch giá ghi nợ hay chênh lệch giá ghi nợ ròng trong tiếng Anh là Debit Spread hoặc Net Debit Spread.

Chênh lệch giá ghi nợ là một chiến lược quyền chọn liên quan đến việc mua và bán đồng thời các quyền chọn cùng loại với các mức giá khác nhau yêu cầu một dòng tiền ròng. 

Kết quả của chiến lược này là một khoản ghi nợ ròng vào tài khoản giao dịch. 

Với chiến lược này, tổng giá trị của tất cả các quyền chọn được bán thấp hơn tổng giá trị của tất cả các quyền chọn được mua, do đó, người giao dịch phải bỏ thêm tiền để bắt đầu tiếp tục giao dịch.       

Mức chênh lệch giá ghi nợ càng cao, dòng tiền ban đầu mà nhà giao dịch phải chi khi giao dịch càng lớn.     

Đặc điểm Chênh lệch giá ghi nợ 

Chiến lược giao dịch chênh lệch giá trong giao dịch quyền chọn thường liên quan đến việc mua một quyền chọn và bán một quyền chọn khác cùng loại trên cùng một chứng khoán cơ sở với giá thực hiện khác nhau hoặc thời gian đáo hạn khác nhau.  

Ngoài ra, có nhiều loại chênh lệch giá liên quan đến ba quyền chọn (hoặc nhiều hơn) nhưng cơ bản các chiến lược này đều giống nhau. 

Nếu thu nhập thu được từ tất cả các quyền chọn đã bán thấp hơn chi phí của tất cả các quyền chọn đã mua, thì kết quả giao dịch là một khoản ghi nợ ròng vào tài khoản, do đó được gọi là chênh lệch giá ghi nợ.   

Ngược lại với chênh lệch giá ghi nợ là chênh lệch tín dụng (credit spread), có giá trị của tất cả các quyền chọn được bán lớn hơn giá trị của tất cả các quyền chọn đã mua, do đó kết quả là tín dụng ròng cho tài khoản giao dịch. 

Hay còn được diễn giải là thị trường đang trả tiền để nhà đầu tư giao dịch.   

Cách sử dụng chiến lược Chênh lệch giá ghi nợ 

Giả sử rằng nhà giao dịch A mua một quyền chọn bán với giá 2,65$. Đồng thời, người này bán một quyền chọn bán khác với cùng một chứng khoán cơ sở với giá thực hiện cao hơn 2,50$. 

Chiến lược này được gọi là đầu cơ chênh lệch giá lên bằng quyền chọn bán (bull call spread). Khoản ghi nợ là 0,15$, dẫn đến chi phí ròng là 0,15$ * 100 = 15$ để bắt đầu giao dịch chênh lệch giá.   

Mặc dù phải chịu lỗ ban đầu để giao dịch, nhà giao dịch A tin rằng chứng khoán cơ sở sẽ tăng giá dần và quyền chọn mua có giá trị hơn trong tương lai.

Kịch bản tốt nhất xảy ra với chênh lệch giá ghi nợ là khi chứng khoán đáo hạn tại hoặc cao hơn mức giá thực hiện của quyền chọn được bán, mang lại cho người giao dịch số lợi nhuận lớn nhất có thể trong khi hạn chế rủi ro.    

Chiến lược giao dịch ngược lại với chiến lược trên là đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn bán (bear put spread), cũng mua quyền chọn đắt hơn (hay với giá thực hiện cao hơn) trong khi bán quyền chọn rẻ hơn (hay với giá thực hiện thấp hơn). 

Kết quả có một khoản ghi nợ ròng vào tài khoản giao dịch khi bắt đầu giao dịch.   

Mặt khác, đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn mua (bear call spread) đầu cơ chênh lệch giá lên bằng quyền chọn mua (bull put spread) là chênh lệch tín dụng.   

Tính toán lợi nhuận 

Điểm hòa vốn cho chênh lệch giá ghi nợ tăng giá (quyền chọn bán) chỉ gồm hai quyền chọn cùng loại và cùng thời gian đáo hạn có mức giá thực hiện thấp hơn (quyền chọn được mua) cộng với khoản ghi nợ ròng (tổng số chi cho chênh lệch). 

Đối với chênh lệch giá ghi nợ giảm giá (quyền chọn mua), điểm hòa vốn được tính bằng cách lấy mức giá thực hiện cao hơn (quyền chọn đã mua) trừ đi khoản ghi nợ ròng (tổng số đã chi cho chênh lệch). 

Ví dụ về Chênh lệch giá ghi nợ 

Một nhà đầu tư thực hiện chiến lược chênh lệch giá ghi nợ tăng giá với chứng khoán cơ sở giao dịch ở mức 65$.   

Người này mua quyền chọn bán 60$ và bán quyền chọn bán 70$ (cùng thời gian đáo hạn) với khoản nợ ròng 6$. 

Điểm hòa vốn sẽ là 66$, là mức giá thực hiện quyền thấp hơn (60$) + ghi nợ ròng (6$) = 66$.   

Lợi nhuận tối đa xảy ra khi tài sản cơ sở đáo hạn ở mức bằng hoặc cao hơn giá thực hiện quyền cao hơn. 

Giả sử cổ phiếu đáo hạn ở mức 70$, lợi nhuận sẽ là 70$ - 60$ - 6$ = 4$, hoặc 400$ mỗi hợp đồng.   

Khoản lỗ tối đa giới hạn trong khoản ghi nợ ròng đã trả.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo