|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược dàn trải kì hạn (Calendar Spread) là gì?

11:50 | 23/12/2019
Chia sẻ
Chiến lược dàn trải kì hạn (tiếng Anh: Calendar spread) là một chiến lược giao dịch hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai.
Chênh lệch giá theo thời gian (Calendar Spread) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Youtube

Chiến lược dàn trải kì hạn 

Khái niệm

Chiến lược dàn trải kì hạn, tiếng Anh gọi là calendar spread. Hay còn được gọi là chiến lược dàn trải theo chiều ngang, tiếng Anh gọi là horizontal spread. Ngoài ra còn có một số tên gọi khác như inter-delivery spread, intra-market spread, time spread.

Chiến lược dàn trải kì hạn là một chiến lược giao dịch hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai đồng thời mở vị thế mua và bán trên cùng một loại tài sản cơ sở với mức giá thực hiện giống nhau nhưng khác tháng giao hàng.

Một giao dịch quyền chọn tiêu biểu bao gồm việc bán một quyền chọn (quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua) có ngày đáo hạn gần và đồng thời mua một quyền chọn (quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua) có ngày đáo hạn xa. Cả hai quyền chọn là cùng loại và có cùng mức giá thực hiện

Mục đích của giao dịch này là thu lợi nhuận từ dòng thời gian hoặc trên mức tăng của biến động ngụ ý theo xu hướng trung lập.

Hiểu rõ hơn về Chiến lược dàn trải kì hạn

Vì mục đích là kiếm lời từ thời gian và độ biến động, nên giá thực hiện cần phải càng gần giá tài sản cơ sở càng tốt. Chiến lược giao dịch này sẽ tận dụng phản ứng giá của các quyền chọn ngắn hạn và dài hạn khi mà thời gian và độ biến động thay đổi.

Khi biến động ngụ ý tăng và các yếu tố còn lại đều giữ nguyên, thì sẽ tác động tích cực đến chiến lược giao dịch này vì những quyền chọn dài hạn thường nhạy cảm hơn với các biến động. Nên nhớ là hai quyền chọn này thường sẽ có biến động ngụ ý khác nhau.

Thời gian trôi qua, trong khi các yếu tố còn lại đều giữ nguyên, thì cũng sẽ có tác động tích cực đến chiến lược giao dịch này, trong giai đoạn từ lúc bắt đầu đến khi quyền chọn ngắn hạn đáo hạn. Sau đó thì chiến lược này chỉ còn lại một vị thế mua mà giá trị sẽ mất dần theo thời gian. 

Vì đây là một dạng chênh lệch giá ghi nợ (debit spread) nên khoản lỗ tối đa chính là phần chi phí đã trả cho chiến lược này. Quyền chọn được bán là quyền chọn gần ngày đáo hạn cho nên sẽ có giá thấp hơn quyền chọn được mua, hình thành nên một mức chi phí ròng (còn được gọi là nợ - debit).

Ví dụ, cổ phiếu Exxon Mobile đang được giao dịch với giá là 89,05$ vào tháng một, 2018:

- Bán quyền chọn mua, giá thực hiện 89, đáo hạn vào tháng hai, phí quyền chọn là 0,97$

- Mua quyền chọn mua, giá thực hiện 89, đáo hạn vào tháng ba, phí quyền chọn là 2,22$

Chi phí ròng (Nợ) lúc này là 1,25$.

(Theo Investopedia)

Thiên Cơ