|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chênh lệch hoán đổi (Swap Spread) là gì? Vai trò chỉ số kinh tế của Chênh lệch hoán đổi

09:49 | 16/12/2019
Chia sẻ
Chênh lệch hoán đổi (tiếng Anh: Swap Spread) là mức chênh lệch giữa tỉ lệ lãi suất cố định của một hợp đồng hoán đổi và lợi tức của trái phiếu chính phủ với thời gian đáo hạn tương tự.
1200x900

Hình minh họa. Nguồn: Flipboard.com

Chênh lệch hoán đổi

Khái niệm

Chênh lệch hoán đổi trong tiếng Anh là Swap Spread.

Chênh lệch hoán đổi là mức chênh lệch giữa tỉ lệ lãi suất cố định của một hợp đồng hoán đổi và lợi tức của trái phiếu chính phủ với thời gian đáo hạn tương tự. 

Các giao dịch hoán đổi là các hợp đồng phái sinh được sử dụng để trao đổi các khoản thanh toán lãi cố định cho các khoản thanh toán lãi suất thả nổi.   

Bởi vì trái phiếu kho bạc thường được sử dụng làm chuẩn vì tỉ lệ lợi tức của nó được coi là không có rủi ro vỡ nợ, chênh lệch hoán đổi trên một hợp đồng được xác định bởi rủi ro cảm nhận của các bên tham gia hợp đồng hoán đổi.

Khi rủi ro cảm nhận tăng lên, mức chênh lệch hoán đổi càng lớn.

Chênh lệch hoán đổi cũng được sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm của các bên tham gia.      

Đặc điểm Chênh lệch hoán đổi 

Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng cho phép các bên quản lí rủi ro bằng cách trao đổi các dòng tiền theo tỉ lệ cố định và tỉ lệ thả nổi. 

Bên nhận dòng tiền lãi suất cố định cho rằng tỉ lệ sẽ tăng dẫn đến rủi ro của họ tăng. Tuy nhiên nếu tỉ lệ giảm, bên chi trả các dòng lãi suất cố định có nguy cơ sẽ từ bỏ thỏa thuận của mình và trả mức lãi suất thấp hơn.

Để bù đắp cho rủi ro này, người nhận tỉ lệ cố định yêu cầu một khoản phí trên lãi suất cố định. Khoản phí này được gọi là là chênh lệch hoán đổi hay phí hoán đổi.     

Rủi ro vi phạm hợp đồng càng cao thì mức chênh lệch hoán đổi càng lớn.   

Chênh lệch hoán đổi có tương quan chặt chẽ với chênh lệch tín dụng do chúng phản ánh rủi ro cảm nhận các bên sẽ không thực hiện thanh toán trong hợp đồng hoán đổi.

Hợp đồng hoán đổi được sử dụng bởi các tập đoàn lớn và chính phủ để tài trợ cho hoạt động của họ. Thông thường, các chủ thể tư nhân trả nhiều tiền hơn hoặc có chênh lệch hoán đổi cao hơn so với chính phủ.   

Vai trò chỉ số kinh tế của Chênh lệch hoán đổi 

Trong việc xác định các yếu tố tổng cung và tổng cầu. Chênh lệch hoán đổi được xem là một chỉ số phản ánh mong muốn phòng ngừa rủi ro của thị trường, là chi phí của phòng ngừa rủi ro và cho thấy tính thanh khoản chung của thị trường.

Một người muốn hoán đổi rủi ro của mình càng lớn thì càng phải sẵn sàng chi tiền để khiến người khác chấp nhận mức rủi ro đó. 

Do đó, chênh lệch hoán đổi lớn hơn có nghĩa là mức độ e ngại rủi ro tổng thể cao hơn trên thị trường. 

Chênh lệch hoán đổi cũng là thước đo rủi ro hệ thống.   

Khi giao dịch hoán đổi được thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro, mức chênh lệch hoán đổi lớn hơn và là dấu hiệu cho thấy thanh khoản đang giảm đáng kể như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.  

Chênh lệch hoán đổi âm

Ví dụ tiêu biểu của chênh lệch hoán đổi âm là mức chênh lệch hoán đổi âm trong hợp đồng hoán đổi trái phiếu kho bạc thời hạn 30 năm 2008 ở Mỹ.    

Chênh lệch hoán đổi âm cho thấy thị trường coi trái phiếu chính phủ là tài sản rủi ro, trong ví dụ trên là do việc việc bán tháo trái phiếu kho bạc để cứu trợ các ngân hàng tư nhân xảy ra sau năm 2008.   

Một lời giải thích khác cho hiện tượng trên của trái phiếu kho bạc 30 năm trong năm 2008 là do các nhà giao dịch muốn giảm tỉ lệ nắm giữ tài sản dài hạn và do đó, yêu cầu khoản bù đắp ít hơn khi hoán đổi giá trị chịu rủi ro (hay theo tỉ lệ lãi suất thả nổi) để có được tỉ lệ lãi suất cố định. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguyên nhân có thể là do chi phí gia tăng chênh lệch hoán đổi đã tăng đáng kể kể từ cuộc khủng hoảng tài chính do các qui định mới được đặt ra. 

Làm cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm, kết quả là giảm số lượng người sẵn sàng tham gia các giao dịch có mức chênh lệch hoán đổi lớn.      

(Theo Investopedia)

Lê Thảo