|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hợp đồng hoán đổi tài sản (Asset Swap) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

18:08 | 13/11/2019
Chia sẻ
Hợp đồng hoán đổi tài sản (tiếng Anh: Asset swap) có cấu trúc giống hợp đồng hoán đổi lãi suất giản đơn Plain Vanilla nhưng với khác biệt chính nằm ở tài sản cơ sở của hợp đồng hoán đổi.
A-2510-Swap-BBVA-01-1

Hình minh họa. Nguồn: Bbva.com

Hợp đồng hoán đổi tài sản

Khái niệm

Hợp đồng hoán đổi tài sản, tiếng Anh gọi là asset swap.

Hợp đồng hoán đổi tài sản có cấu trúc giống hợp đồng hoán đổi lãi suất giản đơn Plain Vanilla nhưng với khác biệt chính nằm ở tài sản cơ sở của hợp đồng hoán đổi. Trong đó, thay vì hoán đổi một lãi suất cố định hoặc thả nổi thì một tài sản cố định hoặc thả nổi sẽ được hoán đổi.

Hợp đồng hoán đổi tài sản là một dạng hợp đồng phái sinh mà hai bên tham gia sẽ trao đổi các công cụ tài chính với nhau. Các công cụ tài chính này có thể là bất cứ thứ gì, tuy nhiên đa số các hợp đồng hoán đổi thường liên quan đến dòng tiền được tính trên cơ sở vốn gốc giả định được hai bên đồng ý. Và như tên gọi của mình, hợp đồng hoán đổi tài sản sẽ sử dụng tài sản thay vì dòng tiền.

Hợp đồng hoán đổi không được giao dịch trên các sàn, và các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không tiếp cận được với hợp đồng hoán đổi. Thay vào đó, chúng được giao dịch qua kênh OTC giữa các doanh nghiệp với các tổ chức tài chính.

Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi tài sản

Dù được dùng cho mục đích phòng ngừa rủi ro lãi suất hay rủi ro thanh toán, thì hợp đồng hoán đổi cũng phải thực hiện hai giao dịch tách biệt.

Đầu tiên, người mua hợp đồng mua trái phiếu từ người bán hợp đồng bằng mệnh giá cộng với lãi suất dồn tích (đây được gọi là giá bẩn).

Tiếp theo, hai bên sẽ kí một thỏa thuận trong đó người mua đồng ý trả lãi suất coupon cho người bán bằng với lãi suất được nhận từ trái phiếu. Đổi lại người mua sẽ nhận được những lãi suât thả nổi bằng với lãi suất liên ngân hàng cộng (hoặc trừ) một khoản chênh lệch cố định theo cam kết. Ngày đáo hạn của hợp đồng hoán đổi chính là ngày đáo hạn của tài sản cơ sở.

Cơ cấu hoạt động là giúp cho người mua phòng ngừa rủi ro thanh toán cũng như những rủi ro ngẫu nhiên khác. Trong giao dịch này, người mua mua sự đảm bảo và người bán bán sự đảm bảo đấy.

Như vậy, người bán sẽ cam kết trả người mua một lãi suât thả nổi bằng lãi suất liên ngân hàng cộng (hoặc trừ) một khoản chênh lệch theo thỏa thuận để nhận được dòng tiền đến từ loại trái phiếu rủi ro ấy (trái phiếu sẽ không sang tay). Trong trường hợp vỡ nợ, người mua vẫn tiếp tục nhận được khoản thanh toán từ người bán. Theo cách này, người mua hợp đồng đã biến đổi cơ cấu rủi ro ban đầu bằng cách thay đổi lãi suất và rủi ro tín dụng.

(Theo Investopedia)

Thiên Cơ