Biểu đồ xu hướng (Trend chart) là gì? Bản chất, đặc trưng và ý nghĩa
Hình minh họa
Biểu đồ xu hướng (Trend chart)
Định nghĩa
Biểu đồ xu hướng trong tiếng Anh là Trend chart hay Run chart.
Biểu đồ xu hướng sắp xếp các dữ liệu theo thời gian, bên cạnh đó cho thấy xu hướng của dữ liệu, từ đó, nhận biết được xu hướng của quá trình là tốt hoặc xấu.
Biểu đồ xu hướng còn được gọi là biểu đồ chạy và được sử dụng để hiển thị xu hướng dữ liệu theo thời gian.
Hiển thị dữ liệu theo thời gian làm tăng hiểu biết về hiệu suất thực sự của một qui trình, đặc biệt là liên quan đến mục tiêu hoặc mục tiêu đã thiết lập.
Bản chất và đặc trưng của biểu đồ xu hướng
- Biểu đồ xu hướng là công cụ theo dõi xu hướng. Về cơ bản nó cho thấy hiện tượng và các kết luận có được ở từng thời điểm cụ thể.
- Để thiết lập biểu đồ xu hướng cần thực hiện các bước sau:
+ Quyết định các phép đo hiệu quả hoạt động cho quá trình, phân loại thành từng hạng mục trên trục Y
+ Thu thập 20 đến 25 điểm dữ liệu hoặc hơn để đảm bảo có thể nhận ra hiện tượng có ý nghĩa
+ Vẽ một đường nằm ngang có giá trị là mục tiêu - nơi dữ liệu được xem như "trung tâm".
Ví dụ về hình dạng của một biểu đồ xu hướng được biểu diễn ở hình 2.17:
Nguồn: 6 Sigma - Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng, NXB Hồng Đức
- Biểu đồ xu hướng đưa ra hai dấu hiệu cảnh báo nên bắt đầu điều tra để tìm nguyên nhân khi:
+ Trường hợp 1, khi thấy có 7 điểm liên tiếp nhau phía trên hoặc dưới đường mục tiêu
+ Trường hợp 2, khi 7 hoặc nhiều hơn các điểm tăng hoặc giảm liên tục
Ý nghĩa của biểu đồ xu hướng
- Biểu đồ xu hướng có ý nghĩa bởi chúng đem lại sự theo dõi trực quan quá trình triển khai dự án, từ đó sẽ giúp nhận biết xu hướng, sự biến động hoặc chu kì.
- Biểu đồ xu hướng cũng cho thấy được nơi nào sự việc đang không tiến triển theo đúng kế hoạch hoặc nếu có sự phát triển quá nhanh bởi điều này có thể đồng nghĩa với giảm chất lượng hoặc sản phẩm.
- Biểu đồ xu hướng cung cấp thông tin liên tục về sự việc cho phép biết được hiện trạng về hiệu quả hoạt động. Thông tin này có thể giúp dự đoán xu hướng, và tập trung vào những thay đổi then chốt.
(Tài liệu tham khảo: 6 Sigma - Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng, NXB Hồng Đức; Trend Chart, Bsigroup)