|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bảo hiểm chăn nuôi (Livestock insurance) là gì? Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm chăn nuôi

13:46 | 04/09/2019
Chia sẻ
Bảo hiểm chăn nuôi còn gọi là bảo hiểm vật nuôi (tiếng Anh: Livestock insurance) là loại bảo hiểm bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là các loại vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.
AdobeStock_192869005_id113327-1024x840

Hình minh họa. Nguồn:

Bảo hiểm chăn nuôi (Livestock insurance)

Định nghĩa

Bảo hiểm chăn nuôi trong tiếng Anh gọi là Livestock insurance. Bảo hiểm chăn nuôi hay còn là bảo hiểm vật nuôi là loại bảo hiểm bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là các loại vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.

Sự cần thiết của bảo hiểm chăn nuôi

Trong chăn nuôi thường gặp rất nhiều rủi ro khác nhau gây tổn thất: Những rủi ro khách quan như thiên tai, hạn hán, bão lũ; mặt khác cũng có những rủi ro chủ quan như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thí nghiệm... Do đó tính ổn định trong hoạt động chăn nuôi còn thấp.

Vì vậy, để chủ động đối phó và có quĩ dự trữ, dự phòng nhằm bồi thường kịp thời những tổn thất, biện pháp tốt nhất là tiến hành bảo hiểm cho vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.

Các đặc trưng cơ bản của bảo hiểm chăn nuôi

Đối tượng bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm

- Đối tượng bảo hiểm là các sản phẩm chăn nuôi và các loại vật nuôi. Đối với vật nuôi là tài sản cố định thường được bảo hiểm đến từng con, còn đối với vật nuôi là tài sản lưu động có thể bảo hiểm cả đàn. 

- Vật nuôi là tài sản lưu động là những vật nuôi được nuôi dưỡng trong thời gian ngắn, quá trình thu sản phẩm gắn liền với quá trình giết mổ hoặc chuyển chúng sang làm chức năng tài sản cố định. 

Thời hạn bảo hiểm của loại này là từ khi con giống tách mẹ nuôi độc lập đến khi vật nuôi xuất chuồng. 

- Vật nuôi là tài sản cố định thường có thời gian nuôi dưỡng lâu, giá trị lớn và được chuyển dịch dần vào sản phẩm thu được qua các năm. 

Thời hạn bảo hiểm loại này thường là một năm hoặc toàn bộ chu sản xuất. 

Nếu thời hạn bảo hiểm là toàn bộ chu sản xuất thì nó sẽ được bắt đầu khi vật nuôi được chuyển thành chức năng tài sản cố định đến khi kết thúc chu sản xuất (khi đã khấu hao xong).

Phạm vi bảo hiểm

+ Thiên tai, bão lụt, mưa đá, nóng, lạnh bất thường, khô cạn nguồn nước

+ Bệnh dịch, bao gồm cả bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm

+ Buộc phải giết mổ để phòng trừ dịch bệnh lây lan; hoặc khi vật nuôi bị ốm, bị tai nạn, bị thương tật không còn tiếp tục nuôi dưỡng và sử dụng được

+ Các rủi ro khác như: động vật ăn thịt, hoặc phá hoại; đánh cắn lẫn nhau, tai nạn giao thông, hỏa hoạn…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lí thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính; Giáo trình Đại lí bảo hiểm cơ bản, NXB Tài chính)

Minh Lan